Chữa Mề Đay Bằng Lá Tía Tô Tại Nhà, Mẹo Nhỏ Nhưng Có Võ
Chữa mề đay bằng lá tía tô là mẹo nhỏ được dân gian truyền tai nhau từ xưa đến nay vẫn còn nguyên tác dụng. Không ít người đã áp dụng và nhận thấy hiệu quả đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên mẹo dân gian này sẽ phát huy công dụng tốt hơn nếu bạn áp dụng đúng cách, đúng thời điểm. Một vài hướng dẫn chi tiết cũng như lời khuyên khi điều trị mề đay bằng mẹo dân gian sử dụng lá tía tô tại nhà sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
Tác dụng của lá tía tô chữa bệnh nổi mề đay
Bệnh lý nổi mề đay không hề hiếm gặp, bất cứ ai từ già đến trẻ, trai hay gái đều có khả năng mắc bệnh bất cứ lúc nào. Với những người có cơ địa dị ứng khả năng tái phát càng cao nếu không có biện pháp đặc trị dứt điểm.
Triệu chứng bệnh nổi mề đay dị ứng rất dễ nhận biết bằng mắt thường thông qua các nốt mẩn ngứa li ti hoặc xuất hiện thành từng mảng trên cơ thể. Mặc dù bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không được xử lý sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, tâm trạng cũng như công việc bệnh nhân. Trường hợp mề đay chuyển sang mãn tính việc trị dứt điểm sẽ trở nên vô cùng khó khăn, ngoài ra một số ít bệnh nhân có thể bị phù mạch, khó thở dẫn đến tử vong nếu không phản ứng kịp thời.
Do đó việc áp dụng các mẹo dân gian tại nhà hoặc mua thuốc trị dị ứng mề đay là điều cần thiết để giảm thiểu cơn ngứa. So với dùng thuốc, các mẹo nhỏ dùng thảo dược tự nhiên sẽ an toàn và rẻ tiền hơn nhiều.
Chữa mề đay bằng lá tía tô là một trong những mẹo dân gian nổi tiếng được nhiều người đánh giá cao. Theo đông y, lá tía tô có khả năng kháng viêm kháng khuẩn, tính ấm giúp điều trị các bệnh da liễu như dị ứng mụt nhọt mẩn ngứa rất tốt. Y học hiện đại cũng nghiên cứu và công nhận tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ phục hồi làn da bị tổn thương của lá tía tô. Vì vậy chúng ta không nên bỏ qua mẹo hữu ích này.
Ưu nhược điểm khi chữa mề đay bằng lá tía tô
Ưu điểm
Điều trị bệnh nổi mề đay bằng lá tía tô có ưu điểm an toàn, lành tính, rẻ tiền, dễ thực hiện. Bạn có thể tự trồng lá tía tô trong vườn hoặc tìm mua ở bất cứ khu chợ hay siêu thị nào. Một bó tía tô chỉ khoảng 1000 đồng, mỗi lần sử dụng bạn mua khoảng 5000 đồng là đủ.
Ngoài ra mẹo nhỏ này chúng ta có thể áp dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ như việc dùng tân dược. Cách này cũng không gây ra hiện tượng phụ thuộc vào thuốc hay nhờn thuốc do đó người bệnh nên tận dụng.
Nhược điểm
Bất cứ cách chữa trị bệnh nào cũng có điểm tích cực và hạn chế, cách dùng tía tô chữa mề đay cũng vậy. Nếu bạn là người nóng vội muốn dùng một lần khỏi ngay thì đây không phải biện pháp phù hợp cho bạn. Hiệu quả bài thuốc sẽ mang lại từ từ, dần dần, ít nhất sau 3-5 lần áp dụng mới thấy hiệu quả.
Ngoài ra cũng tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà kết quả mang lại có sự khác nhau. Có người giảm thiểu triệu chứng ngứa ngáy do mề đay gây ra chỉ sau 1 lần sử dụng nhưng cũng có trường hợp áp dụng cả tuần không có sự biến chuyển. Lúc này bạn cần tìm cách khác phù hợp hơn.
Bên cạnh đó, chữa mề đay bằng lá tía tô chỉ giúp giảm thiểu triệu chứng tạm thời mà thôi. Tất cả các mẹo dân gian sẽ không giúp trị bệnh một đi không trở lại, vì vậy người bệnh nên đến bệnh viện, nhà thuốc uy tín, phòng khám da liễu để được kiểm tra và kê đơn thuốc đặc trị.
Hướng dẫn chi tiết cách chữa mề đay bằng lá tía tô
Các mẹo nhỏ chúng tôi hướng dẫn sau đây vô cùng dễ thực hiện và có thể áp dụng cho mọi trường hợp bệnh nhân. Dĩ nhiên với những người mới chớm bị mề đay kết quả mang lại sẽ cao hơn nhiều, còn với những người bị mề đay mãn tính lâu năm nên kết hợp việc dùng thuốc để giải quyết bệnh từ bên trong.
Cách 1: Đắp lá tía tô chữa mề đay
Cách đắp lá tía tô sẽ phù hợp với những bạn bị nổi mề đay ở từng vị trí nhất định, xuất hiện mảng nhỏ không lây lan khắp người. Khi đắp lá tía tô, phần tinh dầu, dược tính sẽ thẩm thấu vào da từ đó làm dịu cơn ngứa, giảm thiểu tình trạng sưng đỏ.
Bước 1: Rửa sạch 1 nắm lá tía tô
Bước 2: Giã nát lá tía tô hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ cùng 1 chút xíu nước
Bước 3: Cho một chút muối trắng vào bát tía tô đã được giã nhuyễn, khuấy đều cho tan
Bước 4: Rửa sạch vùng da bị nổi mề đay nhằm loại bỏ các dị nguyên gây bệnh nếu có sau đó lau khô và đắp lá tía tô lên trong 20 phút, cuối cùng bạn rửa sạch lại bằng nước sạch là được.
Người bệnh nên áp dụng cách này ngày 2 lần, liên tục trong 5 ngày. Chú ý không thực hiện lên vết thương hở hoặc có mủ. Nếu sau khi đắp tình trạng mẩn ngứa mề đay tăng nặng thì nên dừng lại ngay và đến bệnh viện kiểm tra.
Cách 2: Uống nước lá tía tô
Ngoài việc đắp lá tía tô bên ngoài chúng ta nên kết hợp đồng thời bài thuốc uống để gia tăng hiệu quả. Với tác động trực tiếp từ bên trong, tình trạng mẩn ngứa sẽ được đẩy lùi nhanh hơn, ngăn ngừa tái phát tối đa.
Bước 1: Làm sạch nguyên liệu, thái nhỏ
Bước 2: Cho nguyên liệu vào ấm, đổ nước vào và đun sôi nhỏ lửa trong 5 phút. Tùy phần nguyên liệu nhiều hay ít mà bạn đổ nước sao cho hợp lý. Không nên đổ quá nhiều nước tránh tình trạng thuốc uống bị loãng.
Bước 3: Sau 5 phút, tắt bếp để nguyên 5 phút rồi lọc lấy nước uống, nên uống khi còn ấm. Phần bã chúng ta sẽ tận dụng để đắp vào vùng da bị nổi mẩn.
Nên uống hết phần nước lá tía tô trong ngày, áp dụng liên tục 1 tuần để đánh giá về kết quả. Sau 1 tuần nếu không thấy có bất cứ dấu hiệu giảm thiểu hãy ngừng và tìm cách khác.
Cách 3: Bài thuốc uống từ lá tía tô và gừng
Tương tự như cách 2, thay vì chỉ sử dụng một nguyên liệu, chúng ta kết hợp thêm chút gừng. Đun đồng thời tía tô và 3-5 lát gừng để uống. Trà gừng lá tía tô sẽ giúp điều trị bệnh nổi mề đay đồng thời tốt cho tinh thần và sức khỏe người bệnh.
Cách 4: Chườm nóng lá tía tô
Thay vì đắp bã lá tía tô chúng ta có thể tham khảo cách chườm nóng cũng sẽ mang lại kết quả rất tốt. Mẹo nhỏ này phù hợp với trường hợp bị nổi mề đay dị ứng do nhiệt lạnh.
Bước 1: Rửa sạch 1 nắm nguyên liệu, thái khúc ngắn
Bước 2: Cho lá tía tô cùng với chút muối trắng vào chảo, rang nóng
Bước 3: Đổ nguyên liệu vào miếng vải mỏng và đắp lên da, hỗn hợp hết nóng thì ta rang lại và đắp, thực hiện khoảng 3 -4 lần như vậy, triệu chứng ngứa sẽ giảm bớt.
Chú ý nhiệt độ để tránh bị bỏng.
Cách 5: Tắm lá tía tô chữa nổi mề đay
Tắm lá tía tô chữa nổi mề đay sẽ phù hợp với những bệnh nhân bị nổi mề đay toàn thân, diện tích ngứa ngáy lây lan trên diện rộng.
Bạn rửa sạch lá tía tô và cho vào nồi nước đun sôi thì pha thêm nước lạnh sao cho hỗn hợp nước ấm thì dùng để tắm. Phần bã tía tô chúng ta chà thật nhẹ nhàng lên da, ngày áp dụng 1 lần, 5-7 liên tục để thấy tác dụng.
Cách 6: Xông nước lá tía tô
Chúng ta hoàn toàn có thể kết hợp cách 5 và cách 6, dùng nồi nước lá tía tô đun sôi để xông hơi trước nhằm đào thải độc tố, bụi bẩn ra ngoài theo tuyến mồ hôi, lỗ chân lông được giãn nở sau đó dùng nước này để tắm, làm sạch cơ thể.
Với mẹo xông hơi bạn không nên áp dụng thường xuyên, 1 tuần chỉ khoảng 2 lần là đủ bởi thực hiện thường xuyên sẽ gây khô da, mất nước.
Lưu ý dành cho bệnh nhân nổi mề đay
Mẹo chữa mề đay bằng lá tía tô được áp dụng phổ biến trong dân gian và không gây tác dụng phụ vì vậy chúng ta có thể yên tâm sử dụng. Tuy nhiên:
- Phụ nữ mang thai chỉ nên áp dụng bài thuốc sử dụng lá tía tô ở ngoài da, không nên uống bởi một vài thông tin cho rằng uống quá nhiều nước lá tía tô có thể khiến tử cung bị co thắt
- Uống nhiều nước lá tía tô cũng sẽ gây táo bón hoặc mệt mỏi vì vậy người bệnh nên dùng đúng liều lượng, mỗi ngày chỉ khoảng 500ml
- Với người bị nóng trong, ra nhiều mồ hôi cũng hạn chế uống nước lá tía tô
Trên đây là một vài chia sẻ về cách chữa mề đay bằng lá tía tô, hy vọng sẽ giúp giảm thiểu cơn ngứa ngáy mà bạn đang phải chịu đựng. Bên cạnh việc áp dụng các mẹo dân gian, người bệnh đừng quen tìm các bài thuốc đặc trị mề đay từ đông y, giải quyết từ gốc rễ để tránh trường hợp bệnh tái phát. Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí từ chuyên gia.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!