Chữa Mề Đay Bằng Mẹo Tại Nhà, Hiệu Quả Không Tốn Kém
Thay vì sử dụng thuốc tân dược chữa mề đay tiềm ẩn nhiều phản ứng phụ hơn nữa cũng không chữa được dứt điểm, người bệnh nên tham khảo một số cách chữa mề đay bằng mẹo tại nhà sau đây. Với những nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền, các triệu chứng mẩn ngứa dị ứng sẽ được giảm thiểu nhanh chóng. Quan trọng các cách này phù hợp với mọi đối tượng, an toàn, không phản ứng phụ.
Chữa mề đay bằng mẹo có ưu nhược điểm gì?
Một số mẹo chữa mề đay được chúng tôi chia sẻ sau đây đều là những mẹo dân gian được truyền từ đời này sang đời khác. Dĩ nhiên các cách này bên cạnh ưu điểm cũng có những nhược điểm nhất định chúng ta cần nắm được trước khi quyết định thực hiện bao gồm:
Ưu điểm:
- Nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền
- An toàn
- Giảm triệu chứng nhanh chóng
- Không tác dụng phụ
- Phù hợp với nhiều đối tượng kể cả trẻ nhỏ
Nhược điểm
- Cách chữa mề đay bằng mẹo phần lớn chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào chứng minh, đều là kinh nghiệm dân gian truyền lại vì vậy hiệu quả chỉ dừng lại ở việc giảm thiểu triệu chứng, không trị được dứt điểm bệnh
- Tùy từng cơ địa mỗi người khác nhau, hiệu quả mang lại cũng sẽ khác nhau, có người hợp người không
- Các mẹo dân gian không có kết quả tức khắc như việc dùng thuốc tây, người bệnh cần kiên trì 5-7 ngày mới thấy cơn ngứa ngáy giảm dần
- Các mẹo sau đây sẽ phù hợp với bệnh nhân nổi mề đay cấp tính, mới bị giai đoạn đầu. Còn với những người bệnh mãn tính có thể tham khảo và áp dụng tuy nhiên cần đến bệnh viện sớm để được kiểm tra và điều trị dứt điểm.
Các cách chữa mề đay bằng mẹo
Một vào mẹo chữa mề đay đơn giản sau đây, chúng ta cùng tham khảo và bắt tay vào thực hiện.
Cách 1: Mẹo trị tại chỗ
Làm sạch vùng da mẩn ngứa: Khi bị nổi mề đay mẩn ngứa, trước hết chúng ta cần làm sạch vùng da bị ngứa bằng cách rửa dưới vòi nước mát, có thể dùng thêm xà bông. Mục đích là loại bỏ các dị nguyên dính trên da nếu có ví dụ như lông động vật, lông sâu róm…hay các hoạt chất vô tình dính vào da.
Chườm nóng, chườm lạnh: Đây cũng là mẹo nổi tiếng mà hầu hết mọi người đều đã từng áp dụng và công nhận hiệu quả. Tuy nhiên các cách này không phù hợp với những người bị nổi mề đay do nhiệt nóng hoặc lạnh.
Giữ ấm cơ thể: Giữ ấm cơ thể đặc biệt trong mùa lạnh là cách phòng ngừa mề đay hiệu quả cho những bạn có tiền sử bị mề đay do nhiệt độ lạnh.
Giữ cơ thể thoáng mát: Mùa hè nóng nực, ra nhiều mồ hôi, cơ thể tích tụ nhiều bụi bẩn cũng là nguyên nhân hình thành bệnh. Vì vậy việc tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo thoáng khí thấm hút mồ hôi tốt là cách ngăn ngừa bệnh chúng ta không nên bỏ qua.
Cách 2: Trị nổi mề đay bằng cách đắp lá cây
Chữa mề đay bằng mẹo đắp lá cây là biện pháp hữu hiệu giúp giảm thiểu cơn ngứa nhiều người đã áp dụng và thành công. Một số loại lá cây chúng ta không thể bỏ qua như lá khế, tía tô, mướp đắng hay nha đam…
Lá khế: Nên dùng lá khế chua bởi thành phần chất kháng khuẩn tự nhiên nhiều hơn so với lá khế ngọt, vì vậy khả năng chữa mề đay, dị ứng, ngứa da, mụn nhọt sẽ tốt hơn.
Tía tô: Y học hiện đại đã nghiên cứu và công nhận trong lá tía tô có chứa một loạt các chất chống oxy hóa, chống viêm, chống dị ứng rất tốt.
Mướp đắng: Công dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát, kháng ung thư
…
Dựa vào một loạt các tác dụng đó, nên những loại lá cây, củ quả trên sẽ giúp làm dịu cơn ngứa hiệu quả người bệnh nên tham khảo và áp dụng ngay.
Cách làm: Làm sạch 1 trong các nguyên liệu trên, giã nát sau đó thoa lên vùng da bị mẩn ngứa dị ứng, để như vậy trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại với nước. Ngày đắp 2-3 lần, liên tục trong 1 tuần. Trường hợp đắp đến ngày thứ 2, thứ 3 nhưng triệu chứng ngứa không giảm thiểu dù ít thì mọi người nên ngừng và tham khảo các cách khác.
Cách 3: Cách chữa nổi mề đay bằng mẹo tắm lá thảo dược
Với mẹo tắm lá thảo dược sẽ rất phù hợp với những người bị nổi mề đay toàn thân. Cũng vẫn là những thảo dược quen thuộc chúng ta vừa kể ở trên ngoài ra còn có 1 số loại khác như kinh giới, lá đơn đỏ, lá trầu không…
Thực hiện bằng cách rửa sạch nguyên liệu rồi cho vào nồi nước đun sôi trong 5 phút. Tắt bếp, bạn để nước tắm nguội bớt rồi tắm hoặc pha thêm nước mát.
Tắm mỗi ngày 1 lần, thực hiện hàng ngày đến khi cơn ngứa dứt hẳn..
Cách 4. Chữa nổi mề đay với các bài thuốc uống
Những mẹo chúng ta vừa tìm hiểu ở trên chỉ giải quyết bệnh ở phần ngoài da. Kết hợp thêm với các bài thuốc uống sau đây, điều trị từ trong ra ngoài, hiệu quả sẽ cao hơn, lâu dài hơn.
Rau má: Tác dụng thanh nhiệt, làm mát gan, từ đó hỗ trợ giảm mụn nhọt ngứa ngáy rất tốt. Ngoài việc đắp lá rau má ngoài da bạn đọc có thể xay ép lấy nước để uống sống hoặc phơi khô rồi pha như pha trà uống hàng ngày.
Lá bạc hà: Thảo dược này cũng có tác dụng sát trùng, làm mát và khử mùi rất tốt. Với bệnh lý mày đay mẩn ngứa chúng ta có thể áp dụng các cách nấu nước tắm, đắp ngoài da hoặc phơi khô và hãm trà uống hàng ngày. Trà bạc hà hay trà rau má đều giúp làm mát gan, thanh nhiệt giải độc từ bên trong từ đó cơn ngứa do mề đay gây ra sẽ không quay trở lại.
Cách 5: Mẹo trị mề đay từ gừng
Chuẩn bị: Gừng, đường phèn, 1 thìa giấm nhỏ
Cách làm: Gừng làm sạch, thái sợi rồi cho vào ấm sắc đổ thêm 1 bát nước, thêm chút giấm và đường phèn cho phù hợp. Đun nhỏ lửa đến khi còn nửa bát nước thì chắt ra để uống. Ngày 1 lần.
Tác dụng: Chống nhiễm khuẩn, giảm mề đay đồng thời bổ ích khí, làm ấm cơ thể, chữa đau họng chóng mặt đau đầu.
Cách 6: Mẹo trị mề đay từ lá hẹ
Lá hẹ với công dụng giải độc, hỗ trợ làm giảm triệu chứng do bệnh dị ứng, rôm sảy, mề đay gây ra.
Cách làm: Làm sạch lá hẹ, cắt khúc nhỏ sau đó cho vào ấm và đổ nước vào đun. Sau 10 phút đun nhỏ lửa thì ta tắt bếp lọc lấy nước để uống còn phần bã sẽ đắp lên vùng da bị ngứa. Áp dụng liên tục 5 ngày hoặc đến khi các triệu chứng giảm hẳn.
Lời khuyên dành cho bệnh nhân nổi mề đay
Bên cạnh việc áp dụng các mẹo chữa mề đay vừa kể trên, một số lời khuyên sau đây người bệnh cần nắm được và thực hiện để đẩy lùi triệu chứng nhanh chóng:
- Bạn nên cố gắng giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ đặc biệt trong mùa hè
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian bị nổi mẩn ngứa
- Hãy đến bệnh viện thăm khám ngay trong trường hợp mề đay đi kèm dấu hiệu khó thở, phù nề nghiêm trọng
- Tránh xa các nguyên nhân gây bệnh
- Một số mẹo trên sẽ giúp giảm ngay cơn ngứa mề đay nhưng không trị dứt điểm. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về phác đồ điều trị. Chữa sớm khỏi nhanh, tránh tình trạng chủ quan để bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, việc chữa lúc này sẽ khó hơn rất nhiều.
Trên đây là một vài cách chữa mề đay bằng mẹo đơn giản tại nhà mọi người có thể tham khảo. Tuy nhiên muốn trị dứt điểm bệnh, một đi không trở lại chúng ta nên tham khảo một số bài thuốc nam đặc trị, hãy đến bệnh viện y học cổ truyền hoặc các phòng khám, nhà thuốc đông y uy tín để được tư vấn. Chúc bạn khỏe mạnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!