Mẩn Ngứa Ở Trẻ Nhỏ, Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý An Toàn

Mẩn ngứa là bệnh thường gặp ở trẻ khiến con quấy khóc, khó chịu. Vậy nguyên nhân gây mẩn ngứa ở trẻ nhỏ là gì và làm thế nào để đẩy lùi bệnh an toàn và hiệu quả? Trong bài viết dưới đây, lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, với hơn 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh da liễu sẽ phân tích và giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về mẩn ngứa ở trẻ nhỏ cũng như những biện pháp điều trị hiện nay!

Mẩn ngứa ở trẻ là gì?

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn non yếu chưa được hoàn thiện nên rất dễ bị các yếu tố từ môi trường như: thời tiết, ô nhiễm, vi khuẩn, virus,… tấn công. Khi đó, hệ miễn dịch sẽ phản ứng bằng cách tiết ra histamin, chất trung gian hoá học khởi phát phản ứng dị ứng và khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa tại một vùng da (tay, chân, lưng, bụng,…) hoặc khắp người.

Thông thường tình trạng nổi mẩn ngứa ở trẻ xuất hiện ở trẻ có cơ địa nhạy cảm hoặc trẻ trong gia đình có người từng bị bệnh. Khi trẻ lớn lên, sức đề kháng tăng cường, tình trạng mẩn ngứa có thể lùi dần và ít gặp hơn. 

Mức độ mẩn ngứa ở mỗi trẻ một khác nhưng đều khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, mất ngủ. Cảm giác ngứa ngáy còn khiến trẻ gãi trong vô thức, có thể gây xước da, tạo vết thương hở dẫn tới nhiễm trùng rất nguy hiểm.

Trẻ nhỏ bị mề đay là bệnh không còn quá xa lạ, một số loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa cho trẻ em chúng ta tham khảo sau đây

Nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng trẻ bị mẩn ngứa ở cổ, tay, chân hoặc khắp người. Có thể kể đến:

  • Côn trùng đốt: Độc tố từ côn trùng xâm nhập vào máu qua vết cắn có thể kích phát phản ứng dị ứng làm các nốt ngứa nổi cục to, đỏ và lâu lành. 
  • Do các yếu tố môi trường: Môi trường ô nhiễm, khói bụi, thời tiết thay đổi, phấn hoa, lông động vật,… có thể gây mẫn cảm trên làn da của bé, gây kích ứng và khiến da bé nổi mẩn đỏ.
  • Dị ứng: Trẻ bị dị ứng thức ăn, thuốc uống hoặc các sản phẩm tẩy rửa (sữa tắm, dầu gội, nước giặt,…) sẽ xuất hiện những nốt mẩn trên da.
  • Yếu tố bên trong: Trẻ bị nhiễm giun, sán hoặc chức năng gan thận suy giảm dẫn tới nổi mẩn trên da.
  • Do di truyền: Trong gia đình có người có tiền sử dị ứng, dễ nổi mẩn thì trẻ cũng rất dễ nổi mẩn khi có kích ứng từ bên ngoài.

Triệu chứng nổi mẩn ngứa ở trẻ

Các triệu chứng nổi mẩn ngứa ở trẻ nhỏ có thể xuất hiện theo 3 thể: cấp tính, bán cấp và mãn tính.

  • Thể cấp tính: Xuất hiện rầm rộ trên da các nốt sẩn phù, có thể chứa mụn nước. Khi bị vỡ ra khi gãi, gây viêm nhiễm nếu không được xử lý đúng cách.
  • Thể bán cấp, dạng tiến triển dần sang mãn tính: Xuất hiện các nốt sần nổi trên bề mặt da gây ngứa nhiều, khi gãi có thể gây trợt da, vỡ bọng nước.
  • Thể mãn tính: Bệnh tái phát thường xuyên, ngứa ngáy dữ dội. Trẻ cào gãi nhiều, trên da có những vết trầy, thâm nhiễm. Thường xuất hiện sẩn cục màu nâu đỏ hoặc xám và tái phát trong nhiều năm liền.

Lương y Tuấn cho biết: “Những dấu hiệu nổi mẩn ngứa trên da có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Do vậy, bố mẹ cần theo dõi, chú ý tới triệu chứng của trẻ, phát hiện sớm và có những biện pháp điều trị phù hợp. Đặc biệt với trẻ nhỏ, còn chưa biết nói chuyện, con có thể khó chịu, quấy khóc, bỏ bú, cần hết sức lưu ý”.

BỐ MẸ LO LẮNG VỀ TÌNH TRẠNG MẨN NGỨA Ở TRẺ

LIÊN HỆ CHUYÊN GIA ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CÁCH XỬ LÝ HIỆU QUẢ

[mrec_form id=”2300″]

Cách chăm sóc trẻ bị mẩn ngứa

Khi trẻ xuất hiện tình trạng nổi mẩn ngứa, các bậc phụ huynh cần lưu ý áp dụng các cách chăm sóc thích hợp:

  • Tránh xa các tác nhân gây mẩn ngứa: tránh gió, phấn hoa, không khí ô nhiễm,…
  • Hạn chế tiếp xúc với những yếu tố có thể gây kích ứng:
    • Nhốt thú cưng nơi cố định, không cho trẻ chơi đùa khi đang bị bệnh
    • Hạn chế mặc áo lông, áo len, ưu tiên quần áo thoáng mát, thấm hút tốt, thoáng gió.
  • Vệ sinh da sạch sẽ: Tắm cho con bằng nước ấm trong nhà kín gió, sử dụng sữa tắm chuyên dùng cho trẻ và lau khô sau khi tắm.
  • Bổ sung dinh dưỡng hợp lý:
    • Hạn chế những đồ ăn quá nhiều protein bởi có thể làm tăng giải phóng histamin.
    • Tránh thực phẩm cay nóng, nhiều chất béo
    • Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả chín,…
    • Nên dùng thêm các loại kháng sinh thực vật như tỏi, nghệ, trà xanh, nước gừng,… để bé mau lành.

Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Mẩn ngứa ở trẻ là bệnh ngoài da mà cha mẹ cần lưu ý bởi nó ảnh hưởng lớn đến tinh thần và sức khỏe của bé. Ngoài việc chăm sóc con cẩn thận, cha mẹ cần đưa bé đưa bé đến gặp bác sĩ trong trường hợp:

  • Cơn ngứa kéo dài từ ngày này sang ngày khác
  • Tình trạng bệnh lặp đi lặp lại thường xuyên
  • Trẻ gãi nhiều gây chảy máu, nhiễm trùng da
  • Trẻ quấy khóc, bỏ ăn, ngủ kém
  • Đặc biệt tình trạng mẩn ngứa kèm theo phù môi, khó thở, đi ngoài, đau bụng…

Thăm khám và kiểm tra máu, test da, đo chức năng hô hấp… sẽ cho chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh của bé.

ĐỪNG BỎ QUA: Chuyên Gia Chỉ Cách Kiểm Soát Tình Trạng Nổi Mề Đay, Mẩn Ngứa Ở Trẻ Em

Nhiều trẻ bị nổi mẩn ngứa khó chịu trên da

Cách điều trị mẩn ngứa ở trẻ an toàn

Ở trẻ nhỏ làn da nhạy cảm, hệ cơ quan chưa hoàn thiện đầy đủ nên cha mẹ cần ưu tiên lựa chọn những phương pháp xử lý an toàn với trẻ nhỏ. Trong đó, thường áp dụng nhất đó là sử dụng mẹo dân gian, thuốc tây y và thuốc đông y. Mỗi phương pháp đều tồn tại những ưu khuyết điểm riêng biệt.

Áp dụng các phương pháp dân gian

Cách thức này sử dụng nguyên liệu đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí, lành tính. Dưới đây, lương y Tuấn gợi ý cho bố mẹ một số mẹo:

  • Lá trà xanh đun lấy nước tắm hoặc lau người cho bé hàng ngày.
  • Lá trầu không nấu nước tắm cho trẻ và dùng phần bã đắp lên da giảm ngứa ngáy.
  • Lá khế chua đem rửa sạch, giã nát và đắp lên vùng da của trẻ trong vòng 15 phút.

Các mẹo dân gian dù nhiều ưu điểm nhưng lại chỉ giúp giảm ngứa tạm thời chứ không tác động vào nguyên nhân gây bệnh nên hiệu quả không bền vững. Biện pháp này chỉ nên áp dụng cho trường hợp bé bị nổi mẩn nhẹ và không phải trẻ nào dùng mẹo cũng cho hiệu quả.

Dùng thuốc Tây y

Khi đưa trẻ đi khám, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định một trong các nhóm thuốc hỗ trợ điều trị mẩn ngứa ở trẻ em sau đây:

  • Thuốc kháng viêm bôi ngoài: Có tác dụng giúp trẻ giảm viêm nhiễm, mẩn ngứa trên da.
  • Thuốc kháng viêm dạng uống: Thuốc được chỉ định trong trường hợp trẻ bị viêm da nặng, mẩn ngứa.
  • Kháng sinh histamin: Giúp ngăn chặn histamin, giảm các triệu chứng trên da.
  • Kem dưỡng ẩm: Các loại thuốc chứa vitamin C, E, D hoặc B5,… giúp hỗ trợ làm lành, phục hồi vùng niêm mạc bị tổn thương, sẹo thâm.

Mặc dù giúp giảm mẩn ngứa nhanh, giúp con dễ chịu hơn nhưng phương pháp này lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm tới sức khoẻ của trẻ. Do vậy, trong quá trình dùng thuốc, cha mẹ cần lưu ý:

  • Sử dụng đúng chỉ định của bác sĩ
  • Theo sát các triệu chứng của con để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường.
  • Dùng thuốc bôi lên da: chỉ bôi một lượng mỏng nhẹ và theo dõi, tránh để thuốc dính vào miệng, mắt,… khi trẻ chơi, hoạt động.

Nếu bố mẹ muốn lương y Tuấn tư vấn trực tiếp về tình trạng mẩn ngứa của con

HÃY CLICK NGAY để đặt lịch hẹn với lương y

Liệu pháp Đông y

Một trong những phương pháp hỗ trợ trị mẩn ngứa ở trẻ tốt và an toàn là dùng các bài thuốc Đông y. Lương y Tuấn cho biết, theo y học cổ truyền, sự suy giảm chức năng gan, thận, cùng với thể trạng yếu, khí huyết bất túc tạo điều kiện cho các yếu tố nhiệt độc và phong hàn xâm nhập và sinh ra tình trạng nổi mẩn ngứa trên da.

Thuốc Đông y tập trung điều hòa chức năng can thận, tăng cường sức đề kháng, loại bỏ các tác nhân gây bệnh và quan trọng là lành tính, an toàn cho trẻ.

Một trong những bài thuốc đông y hỗ trợ điều trị tốt tình trạng nổi mẩn ngứa cho trẻ mà bố mẹ có thể tham khảo, đó là BÀI THUỐC MỀ ĐAY ĐỖ MINH của nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường.

Bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Bài thuốc này được đánh giá là an toàn với trẻ nhỏ bởi một số lý do sau đây:

  • Phác đồ điều trị 3 trong 1, vừa đẩy lùi mề đay, mẩn ngứa lại giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên ngăn bệnh quay trở lại.
  • Sử dụng 50 loại thảo dược tự nhiên được nghiên cứu kỹ lưỡng qua 5 đời lương y, phối hợp theo TỶ LỆ VÀNG BÍ TRUYỀN, đảm bảo hiệu quả và an toàn khi dùng kéo dài.
  • Nguồn dược liệu chuẩn XANH – SẠCH – HỮU CƠ do nhà thuốc tự trồng, chăm sóc và thu hái tại các vườn dược liệu chuyên canh của Đỗ Minh Đường.
  • Liệu trình CÁ NHÂN HÓA, lương y nhà thuốc sẽ thăm khám, dựa trên tình hình sức khỏe cho trẻ mà kê liệu trình phù hợp.
  • Đông đảo các bạn nhỏ bị mề đay, mẩn ngứa đã điều trị tại Đỗ Minh Đường và tạm biệt mẩn ngứa đeo bám kéo dài. 
  • Chưa hề ghi nhận bất kỳ trường hợp nào gặp phải các tác dụng phụ, triệu chứng lạ trong hơn 150 năm ứng dụng.
  • Quy trình sản xuất khép kín, thuốc an toàn, không chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tân dược, chất bảo quản, tạp chất,…

ĐỌC NGAY: Mề Đay Đỗ Minh – Bài thuốc gia truyền giúp nhiều người thoát dị ứng, mẩn ngứa, mề đay

Hơn 150 năm ứng dụng, hiệu quả điều trị mẩn ngứa ở trẻ nhỏ của bài thuốc nam gia truyền của Mề đay Đỗ Minh liên tục được kiểm chứng. Điển hình là bé Quang Minh (10 tuổi) bệnh nhân nhí đã khỏi bệnh sau khi điều trị tại Đỗ Minh Đường. 

Mời bạn xem chi tiết những chia sẻ của chị Thu Hương (mẹ bé Quang Minh) để hiểu hơn về hành trình điều trị của bé:

Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân cũng gửi những phản hồi tích cực về bài thuốc mề Đay Đỗ Minh, các bậc phụ huynh có thể tham khảo và cân nhắc cho con sử dụng:

Phản hồi của người bệnh về bài thuốc Mề đay Đỗ Minh

BÁO 24H.COM ĐƯA TIN: Bài thuốc nam dòng họ Đỗ Minh hỗ trợ chữa trị mẩn ngứa hiệu quả và an toàn

Hiện nay, nhà thuốc Đỗ Minh Đường cũng hỗ trợ bào chế bài thuốc thành dạng tiện dùng, có vị ngọt nhẹ, trẻ dễ uống, giúp tiết kiệm thời gian đun sắc của các bậc phụ huynh.

Cách bào chế bài thuốc nam Đỗ Minh Đường

Nếu phụ huynh nào có con hay bị nổi mẩn ngứa, nổi mẩn đỏ có thể tìm hiểu và cân nhắc sử dụng bài thuốc hỗ trợ trị mề đay của Nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Lưu ý, tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe và mức độ mề đay của từng trẻ mà thời gian phát huy tác dụng của bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh sẽ khác nhau. Hãy liên hệ tới thông tin dưới đây để được đội ngũ lương y, bác sĩ tư vấn phác đồ phù hợp nhất:

THÔNG TIN NHÀ THUỐC ĐỖ MINH ĐƯỜNG

Bình luận (70)

  1. Vân Nguyễn says: Trả lời

    Mẹ nào có con bị nổi mề đay bị phù người và sốt cao không/ Các mẹ làm như nào để xử lý tình trạng này của con chỉ mình với chứ mỗi lần con bị nổi mề đay xong lại sốt, người phù lên hết

  2. BP Pé Đen says: Trả lời

    Em đọc báo eva thấy có bài viết giới thiệu về thuốc mề đay đỗ minh có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ cải thiện mề đay cho trẻ em, mẹ nào mua bài thuốc này về dùng cho con rồi thì cho em xin review thêm có được không ạ https://eva.vn/tin-tuc-suc-khoe/bat-mi-bai-thuoc-nam-chua-me-day-o-tre-em-an-toan-hieu-qua-c296a355343.html

    1. Lê Hiền says:

      Bé nhà tớ đang dùng đây nhưng không hiểu sao dùng 1 tuần rồi vẫn chưa thấy có thay đổi gì cả, con vẫn bị ngứa, da vẫn có chấm đỏ mề đay li ti khắp người, tớ đang lo không biết thuốc có tác dụng không để còn biết đường mà đổi thuốc sớm chứ để lâu sốt ruột quá

    2. Đỗ Minh Đường says:

      Chào bạn Lê Hiền,
      Tùy theo tình trạng sức khỏe và cơ địa của từng bé, bài thuốc mề đay sẽ phát huy tác dụng trong khoảng thời gian khác nhau. Trung bình, bệnh nhân cần dùng 2 đến 3 liệu trình thuốc để có kết quả tốt. Nếu cơ địa hấp thu kém, tình trạng bệnh nặng, thời gian sử dụng thuốc có kể kéo dài lâu hơn. Trong quá trình sử dụng bài thuốc, bạn có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, kiêng cử cho bé để hỗ trợ quá trình sử dụng thuốc đạt kết quả tối ưu bạn nhé. Thân ái!

    3. Diệu Linh Trần says:

      Con chị có dùng bài thuốc đây em, tác dụng thuốc có hơi chậm một chút, khi dùng thì mẹ con kiên trì, không nhanh như thuốc tây đâu nhưng nó đổi lại được cái an toàn, lành tính, thành phần toàn thảo dược thiên nhiên cả thôi. Con nhà chị cơ địa tốt nên trộm vía chỉ dùng 2 liệu trình mề đay đỗ minh là ổn rồi. Dùng tầm 1 tuần hơn thì người đỡ ngứa ngáy hơn, cháu nó ít kêu ngứa. Cứ đều đặn cho dùng ba bài thuốc mề đay đỗ minh, bổ gan dưỡng huyết và bổ thận giải độc. Con chị đỡ ngứa ngáy hơn từng ngày, mấy nốt mẩn đỏ ngoài da nó nhạt màu bớt, nốt li ti bắt đầu lặn dần. Con chị có khi bị nổi mề đay đến lúc sốt, phù nhẹ ở môi với mí mắt, dùng bài thuốc xong thì có đỡ hơn. Đêm cháu không bị ngứa ngáy nên ngủ được thông giấc, mình cũng khỏe chứ mỗi lần nó mà ngứa là hành mình đêm mất ngủ cả đêm. Trộm vía con hợp thuốc nên hết hai liệu trình là cháu không bị gì nữa em ạ, biết có thuốc này mang đến tác dụng tốt vậy chị đã cho con dùng lâu rồi chứ chứ thuốc tây nhiều td phụ quá. Chị nghĩ là em nên mua thuốc mề đay đỗ minh này về cho cháu dùng xem sao

  3. Nicole Ng says: Trả lời

    Con mình bị mề đay cấp tính có cách nào xử lý được không, sợ bệnh để lâu chuyển sang mãn tính quá

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ nguyên nhân do đâu? Cách xử lý

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ có thể xảy ra do nhiều bệnh lý da liễu như rôm sảy, mề đay, viêm da... Biết được chính xác nguyên nhân gây...

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân tay
Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Chân Là Bệnh Gì? Cách Chữa [AN TOÀN]

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân, tay là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh như tay chân miệng, dị ứng, viêm da… Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách,...

Sốt phát ban khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ, mặt
Bé nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt và lời khuyên hữu ích dành cho các cha mẹ [Đừng Bỏ Qua]

Bé nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt là hiện tượng có thể nói là bình thường, dễ gặp, tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng có kiến thức đầy đủ về triệu chứng...

Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng là bệnh gì? Nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích dành cho cha mẹ

Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng là bệnh gì? Liệu có nguy hiểm không? Để có lời giải đáp chính xác cũng như một vài thông tin hữu ích về triệu chứng trên,...