Mẹ Bị Nổi Mề Đay Có Nên Cho Con Bú? [BÁC SĨ GIẢI ĐÁP A-Z]

Khi bị nổi mề đay sau sinh, hầu hết chị em đều thắc mắc liệu mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không? Giải pháp khắc phục tình trạng này một cách nhanh chóng và hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến sữa mẹ là gì? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời chi tiết nhất qua sự giải đáp của chuyên gia trong bài viết dưới đây.

[Giải đáp] Nổi mề đay có nên cho con bú không?

Nổi mề đay sau sinh là hiện tượng phổ biến thường gặp ở nhiều mẹ bỉm sữa. Theo các chuyên gia y tế đặc biệt là lương y, bác sĩ Đỗ Minh Tuấn, giám đốc chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường chia sẻ: có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như: Cơ địa dị ứng, dị ứng với phấn hoa, thức ăn, môi trường, thời tiết… Trong đó thay đổi nội tiết tố sau sinh là nguyên nhân phổ biến nhất. 

Ngoài cảm giác châm chích, ngứa da, nổi mẩn đỏ, khó chịu… nhiều mẹ bỉm sữa còn lo lắng liệu nổi mề đay sau sinh có nên cho con bú không? Bởi khi sức khỏe mẹ bị ảnh hưởng thì chất lượng sữa cũng có thể bị thay đổi theo. 

Mẹ nổi mề đay có nên cho con bú không
Mẹ nổi mề đay có nên cho con bú không là thắc mắc của nhiều mẹ bỉm sữa

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn chia sẻ: nổi mề đay có nên cho con bú không phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh và biện pháp khắc phục. Cụ thể:

  • Nếu phụ nữ sau sinh bị nổi mề đay, dị ứng cấp tính thể nhẹ, hiện tượng phát ban, ngứa da, nổi mẩn đỏ có thể tự hết sau một vài giờ hay vài ngày. Lúc này, chất lượng sữa mẹ không bị ảnh hưởng và có thể cho con bú một cách bình thường. 
  • Nếu bị nổi mề đay do dị ứng thực phẩm, côn trùng đốt, thức ăn,… chị em nên tạm dừng cho con bú. Khi nào tình trạng này thuyên giảm hoặc hết ngứa mới nên cho bé bú mẹ trở lại.
  • Nếu bị nổi mề đay do chị em dị ứng với một số loại thuốc Tây y, thực phẩm chức năng… thì cần tạm dừng sử dụng các sản phẩm này, đồng thời dừng cho con bú. Khi nào các chất gây dị ứng được đào thải hết ra khỏi cơ thể mới cho con bú mẹ trở lại.
  • Trong trường hợp đang dùng thuốc Tây điều trị nổi mề đay, chị em cũng nên dừng việc cho con bú. Bởi các hoạt chất có trong thuốc có thể bài tiết vào sữa mẹ, từ đó đi vào cơ thể trẻ và dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe cho bé. Hoặc các mẹ cần tham khảo thuốc dành riêng cho phụ nữ sau sinh, đảm bảo an toàn cho bé. 

Như vậy, dễ thấy rằng, mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Do đó, ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường của bệnh, chị em nên thăm khám bác sĩ, xác định nguyên nhân gây bệnh, sau đó mới quyết định có nên cho con bú hay không. Đặc biệt, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc Tây trị bệnh bởi một số loại thuốc có thể dẫn đến mất sữa, giảm sữa tạm thời, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nếu bé bú mẹ. 

Cách khắc phục nổi mề đay sau sinh an toàn, hiệu quả

Tùy theo tình trạng, mức độ nổi mề đay và sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cách khắc phục bệnh hiệu quả nhất.

Thông thường, với tình trạng nhẹ, cấp tính, người bệnh nên áp dụng các mẹo khắc phục dân gian tại nhà. Chỉ trong trường hợp thật sự cần thiết mới nên dùng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, tránh những tác dụng phụ không tốt cho cả mẹ và trẻ. 

Dưới đây là một số phương pháp chữa nổi mề đay sau sinh được khuyên dùng:

Chữa nổi mề đay sau sinh tại nhà bằng mẹo dân gian

Cách chữa bằng mẹo dân gian sử dụng các loại cây lá quanh nhà, vì vậy an toàn, lành tính cho cả mẹ và bé.

  • Rau má chữa nổi mề đay sau sinh: Rau má rửa sạch, để ráo nước rồi đem xay sinh tố để uống hàng ngày. Bã rau má có thể dùng đắp/ thoa lên vùng da nổi mẩn ngứa. 
  • Dùng lá kinh giới chữa nổi mề đay: Chuẩn bị 1 nắm lá kinh giới, rửa sạch và để ráo nước. Sao vàng lá kinh giới cùng muối biển. Sau đó bọc muối biển vào miếng vải sạch, mỏng và chườm nhẹ nhàng lên vùng da nổi mề đay.
  • Dùng lá khế: Lá khế rửa sạch, cho lá khế vào nồi nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 5 phút. Người bệnh có thể dùng nước này thoa trực tiếp lên vùng da nổi mẩn hoặc pha vào nước tắm. 
  • Chữa nổi mề đay bằng đinh lăng: Chuẩn bị khoảng 100gr lá đinh lăng tươi, rửa sạch, để ráo nước. Vò nát lá rồi cho vào nồi đun cùng khoảng 0,5 lít nước. Dùng nước này uống hàng ngày cho đến khi khỏi mề đay, bã có thể sử dụng chà nhẹ lên vùng da bị ngứa, mẩn đỏ. 
Mẹo dân gian chữa nổi mề đay sau sinh
Mẹo dân gian chữa nổi mề đay sau sinh

Chữa nổi mề đay cho mẹ sau sinh bằng thuốc Tây

Đây là biện pháp chữa trị cho hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên người bệnh cần hết sức thận trọng để tránh làm ảnh hưởng đến sữa mẹ cũng như sức khỏe của bé. Tốt nhất, bạn nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời dừng cho con bú khi đang dùng thuốc.

Thông thường, một số loại thuốc thường được kê đơn khi bị mề đay sau sinh gồm:

  • Thuốc bôi ngoài da: Thuốc bôi có chứa Menthol thường được dùng  trị mề đay sau sinh, có tác dụng làm giảm tình trạng mẩn đỏ, ngứa da, ngừa viêm nhiễm.
  • Thuốc kháng Histamin H1: Những loại thuốc nhóm này gồm Loratadin, Desloratadin, Cetizine…
Các loại thuốc trị mề đay phổ biến nhất hiện nay
Các loại thuốc trị mề đay phổ biến nhất hiện nay

Sử dụng thuốc Đông y trị mề đay mẩn ngứa

Có nhiều bài thuốc Đông y được khuyên dùng cho phụ nữ mang thai và sau sinh khi bị nổi mề đay. Ưu điểm của biện pháp này là an toàn, lành tính và không ảnh hưởng đến sữa mẹ.

Sau đây, xin giới thiệu tới bạn đọc một số bài thuốc nổi mề đay sau sinh Đông y như sau:

  • Bài thuốc 1: Bài thuốc trị mề đay do phong hàn với thành phần dược liệu gồm: Thương nhĩ tử, đan sâm, quế chi, bạch chỉ, phòng phong, mễ nhân, giả tô mỗi loại 12g. Đem thuốc sắc với nước nhỏ lửa đến khi còn 1/3 nước thì chắt nước thuốc ra uống.
  • Bài thuốc 2: Áp dụng khi bị mề đay do phong nhiệt với các thành phần gồm: Sinh địa, hồi thảo, đơn đỏ, kim ngân, cam thảo, liên kiều, giả tô mỗi vị 10g. Cho thuốc lên bếp sắc nhỏ lửa trong khoảng 30 phút đến 1 tiếng đến khi nước còn 1/3 thì chắt thuốc ra uống. 
  • Bài thuốc trị nổi mề đay sau sinh Đỗ Minh Đường: Đây là bài thuốc gia truyền có từ 150 năm trước của dòng họ Đỗ Minh với các thành phần từ Sài đất, kim ngân hoa, bồ công anh, ngải cứu, hạ khô thảo… được kết hợp theo công thức bí truyền. Bài thuốc được nhiều chuyên gia đánh giá cao và đông đảo người bệnh tin tưởng sử dụng. 
Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh chữa dứt điểm mề đay mẩn ngứa
Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh chữa dứt điểm mề đay mẩn ngứa

Lời khuyên giúp mẹ sau sinh phòng bệnh nổi mề đay hiệu quả

Để tránh nổi mề đay tái phát, mẹ sau sinh nên tham khảo và thực hiện theo những lời khuyên bên dưới:

  • Uống nhiều nước, tối thiểu 2 lít nước/ngày để tăng hiệu quả đào thải độc tố ra khỏi cơ thể
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, mặc quần áo thấm hút mồ hôi tốt.
  • Tránh tiếp xúc với những yếu tố dễ gây dị ứng như động vật, phấn hoa, sản phẩm có thành phần hóa chất…
  • Thải độc cho cơ thể bằng một số sản phẩm từ tự nhiên phù hợp.

Trên đây là thông tin chi tiết, đầy đủ nhất cho câu hỏi mẹ bị nổi mề đay sau sinh có nên cho con bú không và giải pháp khắc phục bệnh. Nổi mề đay sau sinh có thể tiến triển thành mãn tính nếu không xử lý kịp thời và đúng cách. Vì vậy để bệnh nhanh khỏi và không ảnh hưởng tới sữa mẹ, bạn nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh và xử lý bệnh đúng cách. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chuyên Gia Chỉ Rõ Loại Thuốc Điều Trị Chứng Nổi Mề Đay Sau Khi Sinh

Sau sinh là giai đoạn cơ thể chị em có nhiều thay đổi cả bên trong lẫn bên ngoài. Những thay đổi này ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe của phụ nữ. Bệnh nổi...

Nổi mề đay sau sinh
Mề Đay Sau Sinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Khỏi

Mề đay sau sinh là bệnh lý phổ biến mà nhiều mẹ bỉm sữa gặp phải. Những cơn ngứa dữ dội khiến mẹ bỉm mệt mỏi nhưng đáng lo ngại hơn là ảnh hưởng đến...

Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì? Xem câu trả lời từ chuyên gia

Bệnh nổi mề đay ở trẻ nhỏ là bệnh khá phổ biến bởi đây là đối tượng nhạy cảm, có khả năng mắc bệnh cao do sức đề kháng kém, hễ miễn dịch chưa hoàn...

Bệnh Mề Đay Có Lây Không? Chữa Thế Nào [Xem Ngay]

Mề đay là căn bệnh da liễu phổ biến có thể mắc ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Vì là bệnh da liễu nên không ít người thắc mắc không rõ căn bệnh nổi...