Mề Đay Da Vẽ Nổi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Bệnh Và Cách Điều Trị
Trên thế giới có khoảng từ 2-5% dân số bị bệnh mề đay da vẽ nổi. Loại mề đay này thường xuất hiện do ma sát hoặc miết, gãi, cào mạnh trên da. Thường thì hiện tượng này sẽ biến mất sau vài giờ đồng hồ, tuy nhiên cũng có trường hợp kéo dài đến vài ngày và gây ngứa ngáy khó chịu. Một vài thông tin hữu ích về bệnh mề đay da vẽ nổi chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn ngay sau đây.
Mề đay da vẽ nổi là gì?
Mề đay vẽ nổi hay mày đay vẽ nổi là thuật ngữ miêu tả một loại bệnh liên quan đến rối loạn chức năng da, đặc trưng ở trên da với những vết nổi hằn lên sau khi gãi cào, cọ xát hoặc miết mạnh. Đây là một loại mề đay dạng vật lý, xuất hiện thường xuyên và ảnh hưởng tới khoảng 2-5% dân số trên toàn thế giới.
Sau khi bị kích thích bởi yếu tố vật lý, các tế bào mast ở da bắt đầu phóng thích histamin mà không cần thông qua phản ứng dị ứng hay tạo kháng nguyên (IgE) như bình thường. Lúc này, vùng da bị ma sát sẽ có xu hướng sưng đỏ và nổi cộm hơn so với vùng da xung quanh.
Hầu hết, các trường hợp mề đay vẽ nổi thường chỉ kéo dài trong khoảng vài giờ đến vài ngày nếu nhẹ. Tuy nhiên bệnh thường có xu hướng tái phát thường xuyên, kéo dài suốt đời và có đến 95% trường hợp không thể chữa trị hoàn toàn.
Dấu hiệu của bệnh mề đay da vẽ nổi
Đối với những người có làn da cực kì nhạy cảm, thì các triệu chứng của mề đay vẽ nổi thường khởi phát nhanh chóng– thường thì chỉ sau khoảng vài phút khi da của họ bị cọ xát quá mạnh. So với các dạng mề đay thông thường khác, bệnh mề đay vẽ nổi thường có triệu chứng rất đặc trưng, dễ dàng nhận biết bao gồm:
- Xuất hiện những vùng da nổi cộm và đỏ lên, có ranh giới rõ rệt với những vùng da còn lại xung quanh.
- Vùng da bị tổn thương có hình dạng khác tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra kích thích.
- Vùng da tổn thương có thể bị sưng đỏ, hoặc xuất hiện hiện tượng ngứa, đau âm ỉ hoặc gây rát, gây phát ban.
Vùng tổn thương do bệnh mề đay da vẽ nổi thường chỉ trú tại một số khu vực gặp ma sát, cọ sát, và hiếm khi lan ra toàn thân. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà triệu chứng này có thể xuất hiện chỉ trong khoảng 20 đến 30 phút, dài hơn là khoảng 2- 3 ngày, rồi sau đó sẽ biến mất
Nguyên nhân nào gây nên bệnh mề đay da vẽ nổi?
Cho đến nay, khoa học vẫn chưa nghiên cứu ra được nguyên nhân nào gây ra bệnh mề đay da nổi. Tuy nhiên, bệnh lý này dễ dàng xuất hiện khi có những tác động thuận lợi dưới đây:
- Da bị cọ xát quá mức: ví dụ khi mang giày chật, tay đeo đồng hồ thường xuyên, mặc quần áo chật so với cơ thể, gãi cào, miết trên da,…
- Hiện tượng nhiễm trùng cấp
- Áp lực, căng thẳng thần kinh do công việc, cuộc sống kéo dài
- Rối loạn cảm xúc, cảm xúc không ổn định
- Rối loạn nội tiết tố
- Thời tiết nóng lạnh thay đổi đột ngột
- Sử dụng thuốc kháng sinh gây ra tác dụng phụ ( ví dụ thuốc penicillin)
Thường những đối tượng có tỉ lệ mắc bệnh cao đó là trẻ em, thanh thiếu niên, những người có làn da khô và đặc biệt ở những người có vấn đề về tuyến giáp. Theo nghiên cứu gần đây thì 14% những người bị bệnh có người thân trong gia đình từng mắc bệnh này rồi.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ gây ra bệnh mề đay da nổi là:
- Người có làn da khô
- Có tiền sử mắc bệnh viêm da
- Là thanh thiếu niên
- Có bệnh tuyến giáp
Mề đay da vẽ nổi có nguy cơ lây nhiễm nguy hiểm hay không?
Với những người lần đầu xuất hiện triệu chứng này thường lo lắng không biết bệnh mề đay da nổi này có nguy hiểm và nguy cơ lây nhiễm không? Theo nghiên cứu khoa học, các bệnh mề đay nói chung và bệnh mề đay da vẽ nổi nói riêng đều không có khả năng lây nhiễm bởi đây không thuộc các bệnh truyền nhiễm.
Bệnh chỉ khởi phát khi cơ thể bị dị ứng với thời tiết, các chất, các vật hoặc do các yếu tố vật lý khác tác động trực tiếp trên da như do ma sát, ánh sáng, nước…Tuy nhiên, bệnh mề đay này lại có khả năng di truyền từ bố mẹ sang con cái. Vì vậy, những trường hợp có bố mẹ đã bị bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường khác.
Thông thường, đối với những trường hợp mắc bệnh này sẽ không có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bị. Hơn thế nữa, bệnh còn có thể tự thuyên giảm sau vài giờ và khỏi hoàn toàn sau vài ngày mà không cần can thiệp bất cứ biện pháp điều trị nào. Tuy nhiên, bệnh mề đay da nổi có nguy cơ tái phát lại cao, trở thành bệnh mãn tính và không có phương pháp điều trị dứt điểm nào.
Bệnh mề đay này khi bùng phát sẽ khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu và mệt mỏi. Hơn nữa, những vùng da bị kích thích nhiều lần và trong thời gian dài sẽ dễ để lại vết thâm sạm, dày sừng, ảnh hưởng xấu tới ngoại hình, tạo nên vấn đề tâm lý tự tin trong giao tiếp và trong cuộc sống hàng ngày.
Một số hình ảnh người bệnh bị mề đay da vẽ nổi
Phương pháp điều trị bệnh mề đay da vẽ nổi
Thay đổi thói quen, yếu tố gây bệnh
- Không được gãi, tác động mạnh đến vùng da bị nổi mề đay: Cố gắng hạn chế tối đa việc gãi và làm mọi động tác khiến vùng da nổi mề đay tổn thương, trầy xước. Bởi khi đó, vết trầy xước sẽ làm cho vùng da ửng đỏ và tốc độ lan rộng nhanh chóng. Bên cạnh đó, vùng da bị tổn thương nặng nề dễ kéo dài việc điều trị khỏi bệnh. Thậm chí dẫn đến hiện tượng bị nhiễm trùng da, hoại tử da gây nên những biến chứng nguy hiểm sau này.
- Không sử dụng mỹ phẩm, sữa tắm, kem bôi: Các chất hóa học có trong thành phần của các loại mỹ phẩm, nước hoa, sữa tắm…không đảm bảo sẽ gây thêm việc kích ứng da khiến cho mề đay nổi lên nhiều hơn
- Hạn chế tắm quá lâu: Nhiều người có quan niệm dân gian rằng, khi bị nổi mề đay cần kiêng nước nhưng thực tế, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Các chuyên gia đã khẳng định rằng, khi bị nổi mề đay, trên da của người bệnh đang chứa những độc tố nhất định vì thế cần tắm rửa, vệ sinh cơ thể để loại bỏ sạch sẽ những vi khuẩn và các độc tố trên da. Lời khuyên là nên tắm 1 lần/ ngày, không nên tắm nhiều và tắm quá lâu quá 10 phút. Vì người bệnh nếu tắm quá lâu sẽ khiến da mất đi độ ẩm tự nhiên, da sẽ trở nên khô hơn và càng cảm thấy ngứa, khó chịu hơn.
- Hạn chế tiếp xúc với thú cưng như chó, mèo…, Không ít người bị dị ứng lông động vật, nếu có tiền sử dị ứng tốt nhất bạn nên tránh xa chó, mèo… Bên cạnh đó, nếu gia đình nào nuôi hãy chú ý vệ sinh cho chúng sạch sẽ đặc biệt trong thời kì rụng lông. Ngoài ra tẩy giun sán định kỳ, tiêm phòng đầy đủ …
- Hạn chế tiếp xúc môi trường nhiều nắng và gió: Gió và nắng là hai tác nhân tự nhiên tưởng chừng như vô hại nhưng chúng lại có tác động không hề nhỏ đối với làn da. Khi người bị bệnh mề đay da nổi mà tiếp xúc với gió sẽ vô tình làm cho vùng mề đay lan rộng và nhanh hơn. Ngoài ra, ánh nắng và không khí có thể sẽ chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn gây hại đến vùng da bị nhiễm bệnh.
- Không lạm dụng thuốc chữa bệnh: Khi bệnh xuất hiện, người bệnh ngay lập tức sử dụng thuốc dị ứng và trị ngứa để làm giảm cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, nếu không có hướng dẫn của bác sĩ việc lạm dụng thuốc quá mức có thể khiến hệ miễn dịch suy giảm và chức năng gan suy yếu, gây nguy hiểm cho cơ thể.
XEM THÊM: TOP 13 loại thuốc trị nổi mề đay phổ biến được kê đơn và những lưu ý cần biết
Chế độ ăn uống:
- Tránh ăn những thực phẩm cay, nóng như ớt hay đồ chiên rán
- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đạm như thịt bò, tôm, cua, cá biển, các loại hải sản…bởi cơ thể khi bị bệnh sẽ khó hấp thụ.
- Không sử dụng các chất kích thích, rượu bia…dễ dẫn đến buồn nôn, tiêu chảy.
- Tránh thực phẩm chứa nhiều đường và muối sẽ làm hệ miễn dịch suy giảm.
- Nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, của quả có hàm lượng vitamin cao.
Điều trị bệnh mề đay da vẽ nổi tại nhà
Nếu tình trạng mề đay nổi da xuất hiện, bạn có thể nhanh chóng thực hiện một số biện pháp chữa mề đay dễ dàng tại nhà như sau:
- Đắp khăn lạnh: Tổn thương da mày đay vẽ nổi là do mao mạch bị giãn nở, gây viêm và gây sưng da. Vì vậy bạn có thể giảm tổn thương da bằng cách đắp khăn lạnh, bằng cách sử dụng khăn quấn quanh đá viên. Bởi vì nhiệt độ mát sẽ giúp mao mạch co lại, từ đó giảm viêm và sưng cho da của bạn.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm: Bôi kem dưỡng ẩm lên vùng da bị ảnh hưởng cũng giúp làm dịu làn da, cải thiện tình trạng sưng viêm và giảm cơn ngứa có mức độ nhẹ. Bạn nên sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm có chứa thành phần giảm ngứa như kẽm oxide, chiết xuất lúa mạch, rễ cây phỉ,…
- Tắm lá chè xanh: Chè xanh không chỉ để đun uống, mà còn có tác dụng giảm viêm da và cải thiện tình trạng ngứa. Vò lá chè xanh rồi đun sôi rồi pha với nước tắm ấm có thể giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.
- Nghỉ ngơi đủ: Mày đay vẽ nổi thường khởi phát khi hệ miễn dịch suy giảm, tình trạng cơ thể suy yếu do thiếu chất, lười hoạt động. Vì vậy trong thời gian điều trị, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi để cải thiện sức đề kháng, nhằm hạn chế tình trạng mề đay lan rộng và kéo dài.
- Bôi dầu dừa hoặc dầu oliu cũng làm giảm bệnh mề đay đáng kể.
Sử dụng thuốc Tây y
Nếu biểu hiện mề đay của bạn kéo dài trên 6 giờ kèm theo những cơn ngứa gãi thường xuyên, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc sau đây:
- Thuốc chống dị ứng không kê đơn như diphenhydramine (Benadryl), cetirizine (Zyrtec). Các loại thuốc này sẽ ngăn cơ thể sản xuất histamine gây ra các triệu chứng.
- Loratadine (Claritin) và fexofenadine (Allegra) là các loại thuốc kháng histamin khác nhưng cần nhiều thời gian hơn để thuốc phát huy tác dụng.
Nếu trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh trị liệu bằng ánh sáng. Đây là một loại xạ trị ngoại trú được thiết kế dành riêng cho các rối loạn da, nó thường được sử dụng điều trị bệnh vẩy nến.
Ngoài ra, theo tổ chức National Center for Complementary and Integrative Health (NCCIH) còn có một số giải pháp giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của mề đay da vẽ nổi và biến mất như: sử dụng tinh dầu hoa anh thảo; Dầu lưu ly; Dầu cá; Vitamin tổng hợp; Vitamin B-6, B-12, D và E.
Áp dụng thuốc Đông y
Theo Y Học Cổ Truyền, mề đay da vẽ nổi là dạng bệnh về da do cơ thể bị nhiễm độc tố và bị xâm nhập bởi yếu tố ngoại tà. Khi gan thận bị suy yếu, sẽ dẫn tới rối loạn các chức năng bên trong cơ thể, khiến cơ thể bị suy nhược tạo điều kiện cho phong tà tấn công sinh táo mà phát bệnh ra ngoài da.
Trong Đông y, nguyên tắc điều trị đó là đi sâu vào việc điều hòa chức năng của tạng phủ giúp cơ thể loại bỏ độc tố từ bên trong, khởi tạo cơ chế tự phục hồi cho cơ thể, kết hợp dưỡng khí huyết tăng cường sức đề kháng để trị dứt điểm bệnh.
Một số bài thuốc Đông y đã được nghiên cứu từ xưa như:
Bài thuốc Giải độc hoàn: Hội tụ các thảo dược quý có tác dụng tiêu viêm, tán ứ, trừ phong, đào thải độc tố ra bên ngoài, từ đó chấm dứt được các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ, sưng phồng của bệnh.
Bài thuốc Bình can hoàn: hỗ trợ nâng cao hiệu quả của Giải độc hoàn. Các vị thuốc đi sâu vào bồi bổ tạng can, thận giúp thanh nhiệt, tán ứ, điều hòa cơ thể. Đồng thời, bài thuốc còn giúp tăng cường thể trạng, tạo lớp màng bảo vệ vững chắc giúp cơ thể người bệnh chống chọi với tác động của ngoại lực.
Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh: Đây là bài thuốc nam gia truyền được nghiên cứu và phát triển bởi nhà thuốc Đỗ Minh Đường, được bào chế từ hàng chục vị dược liệu quý từ thiên nhiên, kết hợp theo tỷ lệ vàng, giúp giải quyết căn bệnh mề đay từ nguyên nhân gốc rễ, ngăn ngừa tái phát. Nhiều bệnh nhân đã sử dụng bài thuốc này và công nhận hiệu quả mang lại. Mời bạn đọc xem video người bệnh chia sẻ về bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh sau đây:
Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, dấu hiệu của bệnh mề đay da nổi, kèm theo một số lưu ý và biện pháp xử lý. Hi vọng sẽ mang lại sự bổ ích cho bạn đọc nói chung và người mắc bệnh nói riêng.
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!