Mẹ Sau Sinh Bị Nổi Mẩn Ngứa, Mề Đay? Chữa Thế Nào An Toàn
Mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa, mề đay khắp người có thể nói là hiện tượng khá phổ biến. Chỉ cần vào cái nhóm hội các mẹ bỉm sữa trên facebook hay hội mề đay mẩn ngứa, bạn sẽ nhận được vô số các câu hỏi về cách điều trị nổi mẩn ngứa sau sinh. Tình trạng này gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tinh thần bệnh nhân. Để có cách xử lý an toàn, hiệu quả cho mẹ và nguồn sữa cho em bé, những thông tin hữu ích sau đây bạn không nên bỏ qua.
Mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa vì sao?
Đâu là nguyên nhân gây nổi mề đay mẩn ngứa ở các mẹ sau sinh? Chỉ khi xác định rõ nguyên nhân bạn mới có thể đưa ra phương án điều trị sao cho phù hợp.
Triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ khắp người hoặc ở một vị trí nhất định trên cơ thể khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi và khó chịu. Bởi gãi không được mà không gãi cũng không xong, càng gãi càng ngứa, nhiều trường hợp không kiềm chế có thể dẫn đến trầy xước da, nhiễm trùng da, đồng thời khiến các chị em vô cùng tự ti bởi ngoại hình không được như mong đợi. Da dẻ ngứa ngáy, đầu tóc, quần áo, cơ thể có nhiều sự thay đổi sau sinh. Không ít chị em rơi vào cảnh trầm cảm vì nhiều lý do từ cơ thể đến chăm sóc con cái, áp lực gia đình…
Thông thường hiện tượng mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa thường xuất hiện ngay sau khi sinh một vài ngày hoặc đôi khi là 1 tháng bệnh mới tái phát. Tuy nhiên có người bị bệnh lặp đi lặp lại trong tháng thì hết nhưng cũng có những người bị vài tháng. Số lượng người sinh thường hay sinh mổ đều có nguy cơ mắc bệnh như nhau. Một số nguyên nhân dẫn đến trường hợp mề đay sau sinh bao gồm:
Phản ứng thuốc: Theo các chuyên gia bác sĩ cho hay, trong quá trình mang bầu, các chị em phải dùng một số lượng lớn các loại vitamin như canxi, sắt, dha và các vitamin tổng hợp. Không ít người bị tình trạng nóng trong, táo bón vì dùng thuốc thời gian dài. Kèm theo đó là trong quá trình sinh nở, chị em chúng ta phải tiêm đủ loại thuốc từ thuốc kích đẻ, thuốc giảm đau, thuốc gây tê màng cứng, thuốc gây tê… Sự kết hợp của nhiều loại thuốc sẽ dẫn đến hiện tượng dị ứng mẩn ngứa nổi mề đay. Đây có thể nói là nguyên nhân phổ biến nhất bạn cần nắm được.
Do tâm trạng: Với những mẹ sinh lần đầu, cảm giác đột nhiên phải trưởng thành, phải chịu trách nhiệm, những thứ lần đầu như bế con, cho con ăn, con khóc không biết vì sao, thức đêm… tất cả những thứ lần đầu đó khiến bạn rơi vào mệt mỏi, khó chịu và không ít người bị stress, trầm cảm. Cơ thể suy nhược mệt mỏi, thức đêm thời gian dài, tinh thần căng thẳng cũng có thể là lý do gây mề đay sau sinh.
Do các yếu tố dị ứng: Thời tiết, thực phẩm, lông động vật, phấn hoa, nước hoa… có thể là nguyên nhân gây dị ứng bạn cũng cần nắm được. Hãy tránh xa các dị nguyên để tránh tình trạng nổi mề đay xuất hiện.
Bệnh lý: Mề đay mẩn ngứa bẩm sinh, chức năng gan thận suy giảm, rối loạn nội tiết tố… cũng sẽ hình thành bệnh.
Xem thêm: Diễn viên Nguyệt Hằng chữa khỏi mề đay sau sinh bằng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh 150 năm tuổi
Mề sau sinh bị nổi mề đay mẩn ngứa sau sinh bao lâu thì hết?
Bệnh dị ứng nổi mề đay ở mỗi người sẽ có tình trạng và giai đoạn bệnh khác nhau. Có người khỏi sau vài ngày hoặc 1 tháng. Tuy nhiên cũng có những trường hợp kéo dài vài tháng thậm chí nhiều năm lặp đi lặp lại không khỏi hẳn.
Do đó, bạn hãy liên hệ bác sĩ để được thăm khám và tư vấn, đồng thời theo dõi sức khỏe bản thân, tránh xa các dị nguyên, bảo vệ cơ thể để từ đó ngăn ngừa bệnh tái phát.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
- Trường hợp bạn bị mất ngủ thường xuyên
- Nhiễm trùng da, da trầy xước chảy máu dẫn đến lở loét, nhiễm trùng
- Mề đay gây phù mạch, sốt cao, khó thở, tụt huyết áp
- Stress, trầm cảm, tinh thần căng thẳng không thể chăm sóc con cái
Khi bạn gặp phải các dấu hiệu trên, hãy đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt. Người nhà hãy quan tâm chăm sóc mẹ bầu sau sinh bởi đây là giai đoạn hết sức nhạy cảm. Hãy bao dung và yêu thương người phụ nữ của mình để họ có thể vững vàng bước qua giai đoạn này.
Khám mề đay sau sinh ở đâu?
Tại địa chỉ các bệnh viện lớn có chuyên khoa da liễu như Bệnh viện Da liễu trung ương, bệnh viện Da liễu Hà Nội, các bệnh viện tư như Hồng Ngọc, Vinmec… cũng là địa chỉ bạn có thể tham khảo.
Ngoài ra các nhà thuốc, phòng khám uy tín được sở y tế cấp phép hoạt động như nhà thuốc nam gia truyền 150 năm Đỗ Minh Đường là nơi bạn không nên bỏ qua.
Nhà thuốc Đỗ Minh Đường điều trị mề đay bằng bài thuốc nam gia truyền, toàn bộ các vị thuốc đều là thảo dược sạch vì vậy an toàn cho phụ nữ mang thai, sau sinh và cả trẻ em. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân đã khỏi mề đay vĩnh viễn nhờ kiên trì dùng bài thuốc này. Các chị em có thể bỏ túi để tìm hiểu thêm.
Xem video bệnh nhân sau sinh chia sẻ quá trình điều trị mề đay tại Đỗ Minh Đường
Lời khuyên dành cho bệnh nhân mề đay mẩn ngứa sau sinh
Áp dụng một vài lời khuyên từ chuyên gia, bác sĩ sau đây sẽ hỗ trợ quá trình điều trị bệnh mề đay, giảm thiểu cơn ngứa ngáy giúp bạn thoải mái hơn:
- Uống nhiều nước để cơ thể có thể đào thải các độ tố ra ngoài
- Mặc quần áo rộng thoải mái
- Ăn uống nên ưu tiên các món luộc, hấp, hạn chế đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ
- Cần xây dựng thực đơn ăn đủ chất dinh dưỡng, không nên kiêng khem quá nặng nề như thời xưa.
- Hãy giữ ấm cơ thể
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày hoặc 2 ngày 1 lần. Không kiêng tắm đến 1 tuần thậm chí nhiều chị em kiêng tắm 1 tháng, cơ thể quá bẩn làm bít tắc lỗ chân lông cũng sẽ khiến bệnh thêm nghiêm trọng hơn
- Tắm lá thảo dược, xông lá thảo dược sau sinh cũng là lời khuyên bạn nên thực hiện. Vừa giúp giảm ngứa ngáy vừa giúp cơ thể khỏe và sảng khoái hơn. Các loại lá tắm bạn nên tham khảo như lá khế, cùi bưởi, bồ kết, lá tía tô, xả, gừng, kinh giới, mướp đắng…
- Trường hợp ngứa ngáy không thể chịu đựng, tắm lá không đỡ bạn có thể tham khảo bác sĩ kê đơn thuốc dành riêng cho mẹ sau sinh. Một liều thuốc tây có thể giúp giảm cơn ngứa ngay lập tức giúp bạn thoải mái nhưng tuyệt đối không được lạm dụng bởi sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến bầu sữa cho con.
- Sử dụng trà thảo mộc như trà vằng, trà hoa cúc, trà hoa nhài, nước bồ công anh… vừa giúp thanh lọc cơ thể, thanh nhiệt giải độc, làm mát gan đồng thời giúp lợi sữa.
- Không tắm bằng các loại xà bông hay sữa tắm trong thời gian này bởi đây có thể là nguyên nhân gây dị ứng khiến bạn ngứa ngáy hơn. Sau sinh cơ thể có nhiều sự thay đổi mà đôi khi chúng ta chưa nhận ra được ngay.
- Chườm ấm vào vùng da bị mẩn ngứa cũng sẽ giúp các nốt nổi mẩn lặn dần.
Trên đây là một vài thông tin hữu ích về bệnh mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa. Mặc dù căn bệnh này không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó ảnh hưởng lớn đến tâm trạng, sức khỏe mẹ bầu. Vì vậy hãy đến các địa chỉ thăm khám uy tín để được các bác sĩ tư vấn.
Bình luận (1)