Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Chân Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân là bệnh gì? Đây chắc hẳn là thông tin nhiều người thắc mắc quan tâm. Để có câu trả lời, một vài thông tin hữu ích sau đây sẽ được chuyên trang medaydominh.net chia sẻ, mời bạn đọc theo dõi để từ đó có cái nhìn chính xác về bệnh. Dựa vào đó sẽ đưa ra cách điều trị hiệu quả, an toàn, phù hợp.
Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân là biểu hiện bệnh gì?
Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân với biểu hiện cực kỳ rõ ràng và dễ nhận biết. Ngoài triệu chứng nổi mẩn, ngứa người bệnh có thể gặp thêm tình trạng nổi mụn nước hoặc bong da… Tình trạng ngứa ngáy vô cùng khó chịu khiến bạn mệt mỏi. Càng tiếp xúc với nước bẩn, nguồn nước ô nhiễm hay tiếp xúc với hóa chất độc hại như xà phòng, chất tẩy rửa… thì biểu hiện bệnh càng tăng nặng.
Đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nổi mẩn đỏ ngứa ở chân? Chúng ta hãy cùng xem sau đây:
Do bệnh mề đay mẩn ngứa, dị ứng
Mề đay dị ứng là căn bệnh da liễu phổ biến có thể gặp ở bất cứ ai. Người bị mề đay có thể đang ở giai đoạn cấp tính hoặc mãn tính. Cấp tính là biểu hiện bệnh mới mắc, triệu chứng tự đến rồi tự khỏi mà không cần điều trị. Giai đoạn mề đay cấp tính kéo dài dưới 6 tuần. Còn những cá nhân bị mề đay lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm, thường xuyên bị ngứa ngáy kéo dài trên 6 tuần, đã dùng nhiều thuốc điều trị nhưng không ăn thua được liệt kê vào giai đoạn mề đay mãn tính.
Mề đay với biểu hiện nổi mẩn từng nốt nhỏ hoặc nốt như muỗi đốt hoặc có thể thành từng mảng lớn. Kèm theo cơn ngứa ngáy. Nguyên nhân gây mề đay có thể do cơ địa, bẩm sinh, dị ứng với các dị nguyên ngoài môi trường như lông động vật, hóa chất, hoặc có thể do thời tiết quá nóng hay quá lạnh.
Người bị mề đay mẩn ngứa cần dùng thuốc điều trị, có thể tham khảo thuốc đông y hoặc tây y. Mỗi phương pháp điều trị đều có những ưu nhược điểm riêng, bạn cần tìm hiểu thêm để lựa chọn loại thuốc chữa cho phù hợp.
Xem chi tiết: Cách điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa tại nhà đơn giản, hiệu quả.
Viêm da tiếp xúc
Bệnh viêm da tiếp xúc dễ gặp ở những người thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại hoặc môi trường ô nhiễm. Tiêu biểu như nông dân thường xuyên phải đi làm đồng mà không đeo ủng, nhân viên cắt tóc gội đầu ngày nào cũng tiếp xúc hóa chất, thợ sơn, công nhân… Đặc tính của bệnh là càng tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng bệnh càng nặng. Nếu không thể kiêng khem, tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở chân sẽ không thể khỏi.
Bệnh nấm da hay còn gọi là nước ăn chân
Nấm da chân với nguyên nhân chính là do nấm kí sinh trên da và phát triển. Bệnh này có nguy cơ lây lan từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ vật. Người bệnh sẽ phải chịu cảm giác mẩn ngứa với nốt mụn đỏ và các nốt mụn nước li ti. Đặc biệt cơn ngứa sẽ nghiêm trọng hơn ở các khu vực kẽ chân, gãi nhiều sẽ gây trầy xước da, chảy máu.
Ghẻ gây nổi mẩn đỏ ngứa ở chân
Ghẻ lở cũng là bệnh không thể không nhắc đến. Biểu hiện của bệnh ghẻ là các nốt mụn nước, bọng nước to gây ra cơn ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh. Nếu làm vỡ nốt mụn nước này, tình trạng ghẻ có thể lây lan nghiêm trọng hơn sang các khu vực xung quanh. Người bệnh cần thăm khám bác sĩ da liễu để được kê đơn loại thuốc bôi da phù hợp.
Vảy nến
Đây là căn bệnh da liễu mãn tính khó điều trị dễ gặp ở các vị trí như đầu gối, kẽ ngón chân, bàn chân, khuỷu tay… Triệu chứng của bệnh vảy nến rất dễ nhận biết thông qua tình trạng nổi các mảng trắng đục trên da, lớp da này sẽ bong tróc và chồng chất lên nhau, tình trạng ngứa dữ dội, lặp đi lặp lại thường xuyên.
Bệnh vảy nến là bệnh nguy hiểm bởi nếu không được điều trị, biến chứng của bệnh sẽ dẫn đến cứng khớp, viêm khớp…
Những người sinh ra trong gia đình có bố mẹ bị vảy nến, thì khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn gấp nhiều lần so với những người bình thường khác.
Các bệnh khác
Trên đây là một số nguyên nhân chính, phổ biến dẫn đến biểu hiện nổi mẩn đỏ ngứa ở chân. Ngoài ra còn có các lý do khác như bệnh lupus ban đỏ, bệnh chàm, nóng trong do gan…
Tùy từng tình trạng bệnh mà sẽ có cách điều trị khác nhau. Để được giải đáp 1 cách chính xác và rõ ràng, bệnh nhân nên đến trực tiếp bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa da liễu để được tư vấn. Hiện tại có rất nhiều loại thuốc từ đông y đến tây y, từ dạng uống đến dạng bôi ngoài da có thể giải quyết bệnh dứt điểm nếu chủ động thăm khám chữa sớm.
Lời khuyên dành cho bệnh nhân bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân
Sử dụng thuốc tây
Một số loại thuốc tây y như nhóm thuốc kháng histamin, thuốc bôi ngoài da corticoid, thuốc tiêm corticoid, thuốc kháng sinh hay các loại kem bôi dưỡng da… sẽ giúp giảm cơn ngứa và điều trị tình trạng mẩn đỏ hiệu quả. Ưu điểm của tân dược là tác dụng nhanh, dễ mua, tiện lợi cho người sử dụng, phù hợp với nhiều độ tuổi. Tuy nhiên dùng thuốc phải đúng liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc bác sĩ chủ trị. Việc lạm dụng thuốc tây sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường mà có lẽ không cần nói quá nhiều bạn cũng biết. Ti vi, báo chí, youtube… nói quá nhiều về việc lạm dụng thuốc, do đó hãy dùng đúng, dùng đủ liều để phát huy hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng thuốc đông y
Đông y điều trị bệnh da liễu nói riêng và các loại bệnh khác nói chung luôn luôn được đánh giá cao bởi khả năng đặc trị dứt điểm. Ưu điểm dùng thảo dược tự nhiên nên lành tính, phù hợp với bất cứ đối tượng nào kể cả phụ nữ mang bầu hay mẹ sau sinh đang cho con bú. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, mọi người cần tìm hiểu kĩ địa chỉ khám chữa bệnh, lựa chọn nơi uy tín được cấp phép hoạt động bởi sở y tế, địa chỉ nhà thuốc rõ ràng để đến thăm khám trực tiếp.
Một trong những địa chỉ người bệnh có thể tham khảo đó là nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường có 2 cơ sở tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. Nhà thuốc này đặc biệt các bệnh về da liễu như viêm da, mề đay, dị ứng. Nhiều khách hàng bị bệnh mề đay cả chục năm không khỏi, may mắn biết đến Đỗ Minh Đường, kiên trì 2-3 tháng dùng thuốc đã gặt hái quả ngọt. Người bệnh có thể bỏ túi địa chỉ này, tìm hiểu thêm để đưa ra quyết định đúng đắn.
Áp dụng các mẹo dân gian
Một số mẹo dân gian như ngâm chân lá khế, lá tía tô, lá kinh giới… hay rửa chân bằng lá trà xanh được nhiều người mách nước. Cách này mặc dù hiệu quả, triệu chứng có thể giảm thiểu tuy nhiên không điều trị được khỏi bệnh dứt điểm. Vì vậy người bệnh vẫn cần tìm bài thuốc đặc trị để giải quyết bệnh về lâu dài.
Chú ý lối sống sinh hoạt
- Vệ sinh nơi ở, vệ sinh thân thể sạch sẽ là điều mà bất cứ ai cũng cần ghi nhớ. Bàn chân, bàn tay chính là các bộ phận phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài.
- Không tắm nước quá nóng bởi sẽ làm khô da, khiến da nứt nẻ, hoặc những bạn dị ứng trời nóng thì càng cần hạn chế tiếp xúc với nước quá nóng.
- Nếu sử dụng các sản phẩm chăm sóc da như sữa tắm, dầu gội, kem dưỡng… hãy lựa chọn sản phẩm lành tính, có nguồn gốc rõ ràng bởi không ít người bị dị ứng vì các sản phẩm này. Hãy tham khảo một số loại kem dưỡng của trẻ nhỏ.
- Với những bà con nông dân phải làm đồng thường xuyên hãy đeo ủng khi ra ngoài. Cần có đồ bảo hộ đôi chân và đôi bàn tay để tránh tình trạng bị viêm da tiếp xúc
- Bổ sung thực phẩm đa dạng, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, bổ sung vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cơ thể
- Đừng quên bổ sung đủ nước , có thể uống nước lọc, nước canh rau hay sinh tố, nước trái cây
- Tuyệt đối không gãi bởi một khi đã gãi bạn rất khó có thể dừng lại. Không thể kiểm soát cơn ngứa, gãi mạnh sẽ gây tổn thương, chảy máu, trầy xước da thậm chí có những bạn không cẩn thận có thể bị nhiễm trùng
Trên đây là những thông tin hữu ích về triệu chứng nổi mẩn đỏ ngứa ở chân cũng như gợi ý một vài cách xử lý mà người bệnh cần nắm được. Hãy chủ động thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp. Chúc bạn nhiều sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!