Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng do đâu? Cách khắc phục hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng là hiện tượng không hiếm gặp. Thông thường, tình trạng này xảy ra do những bệnh lý da liễu phổ biến như rôm sảy, dị ứng, viêm da hay nổi mề đay. Trong bài viết dưới đây, ngoài việc phân tích về nguyên nhân gây ra triệu chứng này, chúng tôi còn giới thiệu tới bạn đọc biện pháp khắc phục bệnh hiệu quả, an toàn cho bé.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng cho thấy bé đang gặp vấn đề về da liễu

TOP những “thủ phạm” khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng và bụng

Theo các bác sĩ da liễu , nổi mẩn đỏ ở lưng và bụng là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là biểu hiện cho thấy bé đang gặp phải một trong số những bệnh lý ngoài da. Vậy, “thủ phạm” khiến bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng là gì?

Dưới đây là TOP những bệnh lý, tình trạng ngoài da gây ra nổi mẩn đỏ trên da

Do bị dị ứng nổi mề đay

Nổi mề đay là tình trạng trẻ phản ứng lại với một số dị nguyên gây dị ứng như lông động vật, hóa chất, thuốc, côn trùng đốt, phấn hoa, bụi bẩn… 

Thông thường, bệnh nổi mề đay ở trẻ em thường gây ra những mảng sẩn phù màu đỏ, hồng trên da bé. Kèm theo đó có thể bao gồm những triệu chứng như: Ngứa da, sưng môi, tiêu chảy,… Điều này khiến bé trở nên khó chịu, quấy khóc và ăn không ngon miệng. 

Dị ứng với thời tiết

Khí hậu thay đổi thất thường từ nóng sang lạnh, từ lạnh sang nóng… là nguyên nhân gây ra hiện tượng dị ứng thời tiết, nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng của trẻ. 

Dị ứng thời tiết là một thể trong bệnh nổi mề đay, bởi vậy triệu chứng của bệnh tương đối giống với những triệu chứng của phong ngứa, nổi mày đay ở trên. 

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ do dị ứng thời tiết
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ do dị ứng thời tiết

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu

Hiện tượng nổi mẩn đỏ trên da đôi khi là biểu hiện cho thấy cơ thể bé đang bị suy giảm sức đề kháng, hệ miễn dịch. Điều này khiến da bé phản ứng lại với những yếu tố tác động từ môi trường sống như: vi khuẩn, virus, khói bụi, ô nhiễm,… 

Sốt phát ban da khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng

Trẻ sơ sinh một khi bị sốt phát ban thì biểu hiện đi kèm chính là tình trạng nổi mẩn đỏ ở bụng, lưng, chân, tay hoặc nhiều vùng da khác trên cơ thể.

Thông thường, khi cơn sốt qua đi thì triệu chứng mẩn đỏ cũng sẽ dần biến mất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ba mẹ cần đưa bé đi khám để được bác sĩ tư vấn phương pháp khắc phục kịp thời.

Rôm sảy gây nổi mẩn đỏ

Ở trẻ nhỏ, bị rôm sảy trên da là hiện tượng không hiếm gặp, đặc biệt là khi thời tiết oi bức, nắng nóng. Lúc này, da bé sẽ xuất hiện những nốt nhỏ li ti, có thể có đầu trắng kèm hiện tượng ngứa da, khó chịu. 

Rôm sảy có thể tự mất đi nếu bé được chăm sóc, vệ sinh đúng cách. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể trầm trọng hơn nếu ba mẹ chủ quan, lơ là. 

Rôm sảy gây nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng của bé
Rôm sảy gây nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng của bé

Viêm da cơ địa, tiết bã… gây nổi mẩn đỏ

Ngoài những nguyên nhân kể trên, có nhiều trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng hay mặt là do bé mắc phải các bệnh lý như: Viêm da cơ địa, chàm sữa, viêm da tiết bã,… 

Triệu chứng điển hình của những bệnh lý này chính là tình trạng trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở lưng, bụng, mặt, chân, tay. Đồng thời, trên da bé có thể xuất hiện thêm mụn nước, vùng da bị bong tróc, tạo vảy. 

Những bệnh lý da liễu này thông thường hiếm gây nguy hại cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên đây lại là nhóm bệnh lý dễ tiến triển thành mãn tính, dai dẳng, khó chữa. 

Hăm da

Nhắc tới nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng ở trẻ sơ sinh không thể bỏ qua hăm da. Đây là hiện tượng bé được vệ sinh không đúng cách, hoặc cơ thể có nhiều nếp gấp, nếp nhăn. Điều này khiến cho bụi bẩn, tế bào chết hay chất thải dễ bị sót lại trên da, từ đó gây viêm nhiễm, mẩn đỏ. 

Nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng còn có thể do bệnh vảy nến, nhiễm khuẩn, côn trùng cắn. Để biết chính xác bé bị nổi mẩn đỏ do bệnh lý nào và cách khắc phục, ba mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để được tư vấn chi tiết, khoa học nhất. 

Bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng và bụng có nguy hiểm không?

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, GĐ chuyên môn Nhà thuốc Đỗ Minh Đường: Thông thường, nổi mẩn đỏ ở lưng cảnh báo những bệnh da liễu phổ biến, dễ điều trị và ít để lại nguy hiểm cho sức khỏe.

Tuy nhiên, cũng theo lương y Tuấn, trẻ sơ sinh là đối tượng có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bởi vậy, khi không được chăm sóc, điều trị đúng cách, tình trạng nổi mẩn đỏ có thể gây ra những ảnh hưởng không hề nhỏ lên bé, cụ thể như:

  • Vùng da mẩn đỏ bị viêm, nhiễm trùng thậm chí là bội nhiễm.
  • Bé quấy khóc, khó chịu, ngủ không sâu giấc. Nếu tình trạng này kéo dài, sự phát triển về thể chất, trí não của bé sẽ bị ảnh hưởng. 
  • Ở một số bé, ngoài việc bị nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng còn có thể xảy ra phản ứng dị ứng ở đường hô hấp, tiêu hóa. Điều này khiến bé có thể bị ho, khó thở, tiêu chảy. 
Vùng mẩn đỏ ở lưng, bụng có thể lan rộng và bội nhiễm
Vùng mẩn đỏ ở lưng, bụng có thể lan rộng và bội nhiễm

Từ đó, dễ thấy rằng, trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở lưng cần được đi khám, chăm sóc y tế sớm bằng biện pháp phù hợp. 

Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Vậy, khi nào thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ khi bị nổi mẩn đỏ. Lương y Tuấn cho biết, phụ huỳnh cần cho con đi khám khi bé có các biểu hiện sau:

  • Vùng da bị mẩn đỏ lan rộng và triệu chứng trở lên trầm trọng hợn.
  • Trên da xuất hiện mủ trắng, sưng đỏ. Điều này cho thấy nguy cơ bị bội nhiễm cao lên rất nhiều.
  • Trẻ quấy khóc dữ dội, bỏ ăn, ngủ không sâu giấc…
  • Trẻ bị sốt, ho, nôn trớ,…

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng phải làm sao?

Hiện nay có khá nhiều cách được áp dụng trong khắc phục nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng cho trẻ sơ sinh. Trong trường hợp bệnh nhẹ, cấp tính thì bạn có thể tham khảo những mẹo dân gian tại nhà đơn giản như sau:

Trị nổi mẩn đỏ bằng phương pháp dân gian

Nhiều mẹo trị nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng đã xuất hiện và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Biện pháp này có ưu điểm là sử dụng nguyên liệu hoàn toàn từ thảo dược, vì vậy có tính an toàn, lành tính với trẻ và tiết kiệm cho ba mẹ.

  • Dùng lá trầu không: Trầu không đem rửa sạch, ngâm nước muối loãng rồi vớt ra, để ráo nước. Cho lá trầu không vào nồi nước rồi đun sôi 2 – 3 phút. Đợi nước nguội bớt thì dùng nước này tắm cho trẻ. 
  • Mẹo dùng lá khế trị nổi mẩn đỏ ở bụng, lưng cho trẻ: Lá khế rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng sau đó vớt ra để ráo. Cho lá khế lên chảo, sao nóng rồi bọc vào trong một miếng vải mỏng rồi chườm lên vùng da bị mẩn đỏ.
  • Dùng mướp đắng: Mướp đắng rửa sạch, để ráo nước sau đó thái mỏng. Cho mướp đắng vào nồi, đun sôi cùng nước, sau đó dùng nước này tắm cho bé sẽ giúp giảm triệu chứng nổi mẩn đỏ.
  • Cách làm khác: Ngoài 3 mẹo trên, bạn có thể sử dụng lá kinh giới, cây sài đất… để giúp bé làm dịu cơn ngứa da, giảm triệu chứng bệnh. 
Một số mẹo dân gian trị nổi mẩn đỏ cho bé
Một số mẹo dân gian trị nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh

Xử lý nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng trẻ sơ sinh bằng Tây y

Trong trường hợp áp dụng mẹo dân gian nhưng không hiệu quả, các bác sĩ có thể phải sử dụng tới thuốc Tây y để trị bệnh cho bé.

Tùy thuộc vào bệnh lý da liễu mà bé gặp phải là gì, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Trong đó, phổ biến nhất là những thuốc sau:

  • Kem bôi da: Những loại kem bôi da dành riêng cho trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ sẽ giúp làm mềm, mát da, giảm triệu chứng kích ứng, mẩn đỏ và phục hồi làn da cho bé. 
  • Sử dụng thuốc uống với một số nhóm như thuốc chống viêm corticoid, thuốc kháng histamin, thuốc kháng sinh,… 

Cần lưu ý rằng, thuốc Tây y thường tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, cha mẹ không nên tự ý mua và cho bé dùng thuốc. Thay vào đó, cần đưa con đi khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh và tư vấn hướng điều trị phù hợp. 

Điều trị bằng phương pháp Đông y

Nổi mẩn đỏ, mề đay, viêm da hay rôm sảy ở trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể điều trị được bằng thuốc Đông y. Nếu như thuốc Tây y có nguy cơ gây tác dụng phụ cao thì ngược lại, lựa chọn tối ưu cho các mẹ trong trường hợp này chính là bài thuốc Mề đay Đỗ Minh. Được biết đây là bài thuốc gia truyền đã tồn tại hơn 150 năm, giúp điều trị mề đay hiệu quả, an toàn và dự phòng tái phát lâu dài.  Trải qua hơn 1 thế kỷ lưu truyền, bài thuốc đã được tối ưu toàn diện nhưng vẫn giữ nguyên vẹn tinh hoa YHCT trong cơ chế chữa bệnh thuần Việt:

  • Công thức BÍ TRUYỀN 5 đời trị bệnh TẬN GỐC, ngừa tái phát:

Bám sát nguyên lý YHCT, các thế hệ lương y Đỗ Minh Đường đã vận dụng linh hoạt công thức BÍ TRUYỀN được kế thừa qua hơn 150 năm nhằm mang tới cơ chế tác động kép cho bài thuốc Mề đay Đỗ Minh. Theo đó,  một mặt bài thuốc loại bỏ các triệu chứng mề đay mẩn ngứa khó chịu, một mặt tái tạo làn da khỏe mạnh mịn màng, tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhỏ, ngăn ngừa bệnh tái phát. Để làm được điều này, bài thuốc có sự kết hợp của bộ 3 chế phẩm từ thảo dược tự nhiên nhằm mang lại hiệu quả toàn diện nhất:

[pr_middle_post]

Cơ chế tác động "3 trong 1" của bài thuốc Mề đay Đỗ Minh
Cơ chế tác động “3 trong 1” của bài thuốc Mề đay Đỗ Minh

Chính nhờ sự kết hợp giữa cơ chế hải loại độc tố từ sâu bên trong cơ thể và cung cấp các dưỡng chất để củng cố sức đề kháng mà Mề đay Đỗ Minh có thể loại bỏ bệnh TẬN GỐC, thân thiện với cơ địa của trẻ nhỏ.

  • Sử dụng nguồn thảo dược SẠCH được nuôi trồng trong nước

Nói “không” với rác thuốc và dược liệu bẩn,  nhà thuốc Đỗ Minh Đường luôn đề cao tinh thần dùng thuốc nam trị bệnh cho người Việt. Từ nhiều năm trước, các thế hệ lương y Đỗ Minh Đường đã chủ lực xây dựng 3 khu vườn thuốc theo tiêu chuẩn GACP – WHO nhằm cung cấp nguồn thảo dược LÀNH – XANH – SẠCH làm thuốc. Vì vậy trẻ nhỏ điều trị viêm họng bằng bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh sẽ không phải dung nạp vào cơ thể bất cứ một lượng thuốc kháng sinh nào. Một số cây thuốc nam quý điển hình phải kể đến như  bồ công anh, kim ngân cành, diệp hạ châu,…

Nguồn dược liệu thuần Việt có mặt trong bài thuốc Mề đay Đỗ Minh
Nguồn dược liệu thuần Việt có mặt trong bài thuốc Mề đay Đỗ Minh

Tất cả những dược liệu kể trên sau khi được kiểm nghiệm nghiêm ngặt sẽ kết hợp với nhau theo tỷ lệ VÀNG bí truyền của dòng họ Đỗ Minh. Nhờ vậy, các loại dược tính  thẩm thấu vào sâu trong cơ thể sẽ phát huy tác dụng tiêu viêm, đào thải độc tố và tăng cường sức đề kháng kháng cho trẻ. Đó cũng là lý do hàng ngàn bậc phụ huynh tin tưởng lựa chọn bài thuốc mề đay của dòng họ Đỗ Minh và đều ghi nhận không hề gây bất cứ kích ứng nào cho trẻ.

Phản hồi về hiệu quả cũng như độ lành tính của bài thuốc Mề đay Đỗ Minh, chị Hoàng Thị Thảo, Long Biên, Hà Nội chia sẻ:

“Con trai tôi năm nay 5 tuổi, từ nhỏ da cháu đã rất nhạy cảm với tác nhân lạ. Mùa đông vừa rồi vào những ngày miền Bắc rét đậm cả người con nổi thành từng mảng mề đay lớn, khiến con ngứa gãi liên tục. Tôi lo để lâu con bị nhiễm trùng da, nhưng dùng thuốc Tây cũng sợ tác dụng phụ làm con chậm lớn.

Tình cờ, chị đồng nghiệp hỏi han và giới thiệu tới nhà thuốc Đỗ Minh Đường, chị nói rằng chị đã từng chữa khỏi mề đay thai kỳ ở đây. May mắn gặp được thầy giỏi, thuốc tốt mà sau 2 tháng điều trị, con tôi đã hết hẳn ngứa ngáy, vùng da tổn thương vì gãi nhiều cũng hồng hào và mịn màng trở lại. Cháu đã ăn ngon hơn, ngủ ngon hơn nên tăng cân thấy rõ” .

Không chỉ trẻ nhỏ, bài thuốc Mề đay Đỗ Minh còn được áp dụng với mẹ bầu, phụ nữ đang cho con bú hay người có cơ địa mẫn cảm. Với mọi đối tượng, bài thuốc đều cho tác dụng vượt trội và không ghi nhận tác dụng phụ không mong muốn. Bởi vậy, ba mẹ có thể hoàn toàn yên tâm cho con điều trị theo phác đồ này.

[ĐỪNG BỎ LỠ: FEEDBACK CỦA NGƯỜI BỆNH VỀ BÀI THUỐC MỀ ĐAY ĐỖ MINH]

Với những ưu điểm kể trên, các chuyên gia nhận định, kể cả với trường hợp mề đay nặng, trẻ cũng có thể sử dụng 3 – 4 liệu trình thuốc mà không lo tác dụng phụ. Tuy nhiên để biết chính xác liệu trình bài thuốc phù hợp với cơ địa của trẻ sơ sinh, các lương y Đỗ Minh Đường khuyên ba mẹ nên liên hệ trực tiếp đến nhà thuốc để được tư vấn chi tiết.

Hướng dẫn chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng

Để tình trạng nổi mẩn đỏ nhanh khỏi thì cha mẹ nên tham khảo những lời khuyên chăm sóc trẻ sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ cho bé, thường xuyên thay quần áo và sử dụng loại quần áo từ vải thoáng, thấm hút mồ hôi.
  • Không để trẻ gãi bởi việc này có thể khiến da bị tổn thương, nhiễm trùng. Tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh khác.
  • Không để trẻ ở nơi quá nóng, quá lạnh bởi điều này dễ gây dị ứng thời tiết, nổi mề đay hay bùng phát bệnh viêm da.
  • Với những trẻ trong giai đoạn bú mẹ, mẹ nên cân nhắc, điều chỉnh chế độ ăn uống. Thông thường, mẹ không nên ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, tôm, cua, nhộng,… Thay vào đó, bạn nên bổ sung trái cây, rau củ tươi. 
  • Không nên dùng các sản phẩm chăm sóc, tắm gội cho bé có chứa hương liệu, phẩm màu, hóa chất.
  • Thay vào đó, nên chọn cho bé sản phẩm từ thiên nhiên để đảm bảo tính an toàn cho cả hai mẹ con.

Qua những thông tin trên đây, hy vọng rằng các bậc phụ huynh đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Sốt phát ban khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ, mặt
Bé nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt và lời khuyên hữu ích dành cho các cha mẹ [Đừng Bỏ Qua]

Bé nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt là hiện tượng có thể nói là bình thường, dễ gặp, tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng có kiến thức đầy đủ về triệu chứng...

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ nguyên nhân do đâu? Cách xử lý

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ có thể xảy ra do nhiều bệnh lý da liễu như rôm sảy, mề đay, viêm da... Biết được chính xác nguyên nhân gây...

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân tay
Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Chân Là Bệnh Gì? Cách Chữa [AN TOÀN]

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân, tay là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh như tay chân miệng, dị ứng, viêm da… Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách,...

Trẻ sơ sinh bị nổi mề đay
Trẻ Sơ Sinh Bị Mẩn Ngứa Điều Trị Thế Nào [Kinh Nghiệm Cho Mẹ]

Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa có thể nói là hiện tượng khá phổ biến. Bé khi còn đang ở trong bụng mẹ, được bao bọc trong môi trường vô trùng, vì vậy khi chào...