Trẻ Sơ Sinh Bị Mẩn Ngứa Điều Trị Thế Nào [Kinh Nghiệm Cho Mẹ]

Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa có thể nói là hiện tượng khá phổ biến. Bé khi còn đang ở trong bụng mẹ, được bao bọc trong môi trường vô trùng, vì vậy khi chào đời, việc tiếp xúc với một môi trường lạ tồn tại đủ các loại khói bụi, mầm bệnh… từ đó dễ xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy trên da. Tuy nhiên phần lớn trẻ sẽ tự khỏi sau một vài tháng đầu đời. Một vài kinh nghiệm giúp trị mẩn ngứa cho trẻ, giảm thiểu cơn ngứa ngáy khó chịu sau đây, các mẹ nên tham khảo và áp dụng để giúp con yêu được thoải mái hơn.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn ngứa phải làm sao?
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn ngứa phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa nguyên nhân do đâu?

Như vừa chia sẻ ở trên, nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng trẻ bị mẩn ngứa là do việc tiếp xúc với một môi trường hoàn toàn mới. Da trẻ còn rất non nớt, mỏng manh và cực kỳ nhạy cảm, vì vậy chỉ một thay đổi nhỏ trong môi trường sống cũng có thể khiến trẻ bị tổn thương. Cụ thể một vài nguyên nhân gây mẩn ngứa ở trẻ chúng ta cần biết bao gồm:

Côn trùng đốt:

Muỗi đốt, ong đốt hay bất cứ con bọ nào cũng sẽ khiến trẻ bị tổn thương. Da bé rất dễ phản ứng khi bi côn trùng tấn công. Nhà ai có con nhỏ sẽ thấy, người lớn khi bị muỗi đốt có thể nổi 1 chấm đỏ ở vị trí bị đốt hoặc không. Tuy nhiên với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, vết muỗi đốt có thể sưng cục to, ngứa, thậm chí cả tháng không hết vết thâm. Do đó hãy bảo vệ con yêu bằng cách mắc màn khi ngủ, dọn dẹp nhà cửa và môi trường xung quanh được sạch sẽ, xịt muỗi nếu cần thiết…

Dị ứng:

Dị ứng nổi mề đay ở bé là hiện tượng rất phổ biến. Bé có thể bị dị ứng do thời tiết thay đổi thất thường, nóng lạnh đột ngột, mưa nồm ẩm hay do tiếp xúc với phấn hoa, nước hoa của người lớn, lông chó mèo, nước xả quần áo, khói thuốc,… Tất cả những yếu tố xung quanh đều có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa mà các mẹ cần lưu ý.

Do bệnh lý:

Ngoài các yếu tố trên, nguyên nhân do bệnh lý chúng ta cũng không nên bỏ qua. Trẻ nhỏ rất dễ gặp phải các bệnh ngoài da như rôm xảy, mụn sữa, hăm, chàm sữa, nấm da… Mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia để có cách điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự mua thuốc hay bất cứ sản phẩm dưỡng da nào về bôi cho con nếu không được tư vấn từ người có chuyên môn. Tránh trường hợp điều trị sai khiến bệnh nặng hơn.

Cách điều trị mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa và một vài mẹo dân gian an toàn, hiệu quả sau đây mọi người hãy tham khảo và áp dụng cho bé. Hầu hết các biện pháp được chia sẻ này đã được áp dụng trong hàng chục năm, đây đều là kinh nghiệm truyền miệng từ ông cha ta. Mặc dù có nhiều trường hợp sẽ không chữa được dứt điểm nhưng sẽ giúp làm giảm thiểu triệu chứng giúp bé dễ chịu, thoải mái hơn.

Tắm

Tưởng rằng việc tắm rất đơn giản, nhưng với trẻ sơ sinh điều đó lại có một số điều cần lưu ý.

  • Mẹ hãy tắm cho bé bằng nước hơi ấm, không lạnh, không nóng. Nóng sẽ khiến da bé bị khô, nứt nẻ. Lạnh có thể khiến bé ốm.
  • Không tắm cho con quá thường xuyên hàng ngày vì sẽ loại bỏ mất lớp dần tự nhiên bảo vệ da từ đó làm trẻ bị tổn thương. Nếu mùa hè 1 tuần tắm cho con 3 lần là đủ hoặc tắm cách ngày. Còn với mùa đông có thể chỉ cần 1-2 lần. Qua tháng đầu tiên, các mẹ có thể tắm cho con thường xuyên hơn, chú ý giữ ẩm bảo vệ con.
Tắm lá trà xanh sẽ giúp trị hăm da ở trẻ rất tốt
Tắm lá trà xanh sẽ giúp trị hăm da ở trẻ rất tốt

Tắm lá thảo dược

Một số loại lá thảo dược quen thuộc được các bà các mẹ sử dụng để tắm cho con như lá khế, lá sài đất, là chè… mặc dù các loại lá này sẽ giúp làm mát da con, loại bỏ rôm xảy, trị mẩn ngứa hiệu quả tuy nhiên cũng cần lưu ý:

Lựa chọn lá rõ nguồn gốc đặc biệt nếu dù lá trà xanh bạn phải tìm mua hoặc hái ở địa chỉ biết rõ, không phun thuốc trừ sâu. Còn với lá sài đất, lá khế hầu hết đều rất lành tính và mọc ở quê. Mọi người hãy rửa sạch trước khi sử dụng, đun nước ấm và pha nước tắm cho con.

Riêng với lá trà xanh, chúng ta không nên lạm dụng tắm thường xuyên bởi sẽ khiến da con bị khô. Bạn có thể sử dụng thường xuyên trong trường hợp vùng da con bị hăm bởi nó sẽ là khô da, điều trị vết hăm nhanh chóng. Còn bình thường bạn tắm lá chè 1 tuần 1 lần là đủ.

Sử dụng kem dưỡng ẩm

Trong mùa đông da bé có thể bị khô, nứt nẻ từ đó gây kích ứng ngứa, đau rát. Vì vậy việc dùng kem dưỡng ẩm cho con là điều cần thiết. Tuy nhiên bạn hãy tham khảo bác sĩ để được tư vấn về loại kem phù hợp. Một số sản phẩm phổ biến được nhiều người dùng cũng như các chuyên gia da liễu khuyên như: Baby cream – kem dưỡng của Nhật; Dexeryl – kem dưỡng xuất xứ từ Pháp; Mustera hay Cetaphil… Bạn đọc hãy tìm hiểu kĩ trước khi quyết định sử dụng cho bé nhà mình.

Massage cho bé

Cảm giác được massage nhẹ nhàng bằng dầu dừa hay dầu oliu nguyên chất vừa giúp da bé mịn màng, mềm mại hơn. Vừ giúp con yêu cảm thấy thoải mái, dễ chịu và ngủ ngon hơn. Việc massage hàng ngày sẽ là rất tuyệt cho con yêu của bạn.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Trên đây là một vài mẹo nhỏ giúp điều trị tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn ngứa. Trong trường hợp triệu chứng mẩn ngứa không giảm thiểu thậm chí có nguy cơ nặng hơn bạn cần đưa bé đi gặp bác sĩ. Cụ thể:

  • Vết ngứa ngày càng lan rộng ra các vị trí khác, trẻ khó chịu mất ngủ, bỏ ăn, quấy khóc thường xuyên
  • Các nốt mẩn ngứa có mủ, có nguy cơ bội nhiễm, nhiễm trùng

Hãy đưa bé đến các bệnh viện da liễu để được thăm khám và điều trị bởi các chuyên gia, tránh trường hợp xấu xảy ra.

Lời khuyên dành cho các mẹ

Một vài lời khuyên về cách chăm sóc bé các mẹ không nên bỏ qua sau đây:

  • Hãy đeo bao tay cho trẻ để tránh tình trạng chúng gãi, cào lên da gây chảy máu, trầy xước da
  • Cắt móng tay cho bé thường xuyên
  • Bảo vệ da bé trong những ngày hè nóng nực và trong những ngày đông lạnh giá
  • Quần áo của trẻ hãy chọn lựa những sản phẩm tốt, rõ nguồn gốc xuất xứ, chất liệu cotton thoáng mát hút ẩm tốt.
  • Nếu xin quần áo cũ của bé khác, hãy luộc qua nước sôi 1 lần sau đó giặt lại bằng nước giặt của em bé sạch sẽ, phơi khô nơi nhiều ánh nắng để tránh trường hợp lây bệnh hoặc quần áo để lâu có nấm mốc.
  • Các sản phẩm dùng cho con như dầu massage, sữa tắm, sữa dưỡng thể… phải là sản phẩm lành tính, đã được kiểm định và được bác sĩ da liễu khuyên.
  • Nếu bố, ông… có hút thuốc lá thì hãy cố gắng bỏ thuốc trước khi con cháu mình chào đời, vì tương lai sức khỏe con em chúng ta. Nếu không thể bỏ, hãy giảm số lần hút xuống, nếu bế bé cần đánh răng xúc miệng sạch sẽ, thay quần áo bởi khói thuốc vẫn ám trên người.
  • Thay bỉm tã cho con thường xuyên, lựa chọn loại bỉm tã phù hợp với da của bé.
  • Duy trì nhiệt độ phòng ở của bé mát mẻ, vệ sinh sạch sẽ….

Trên đây là những thông tin hữu ích về cách chăm sóc, điều trị trong trường hợp trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ đặc biệt những người lần đầu làm mẹ có thêm kinh nghiệm chăm sóc bé. Có thắc mắc nào có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Chúc em bé cũng như gia đình bạn nhiều sức khỏe.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân tay
Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Chân Là Bệnh Gì? Cách Chữa [AN TOÀN]

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân, tay là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh như tay chân miệng, dị ứng, viêm da… Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách,...

Nhiều trẻ bị nổi mẩn ngứa khó chịu trên da
Mẩn Ngứa Ở Trẻ Nhỏ, Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý An Toàn

Mẩn ngứa là bệnh thường gặp ở trẻ khiến con quấy khóc, khó chịu. Vậy nguyên nhân gây mẩn ngứa ở trẻ nhỏ là gì và làm thế nào để đẩy lùi bệnh an toàn...

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ nguyên nhân do đâu? Cách xử lý

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ có thể xảy ra do nhiều bệnh lý da liễu như rôm sảy, mề đay, viêm da... Biết được chính xác nguyên nhân gây...

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng do đâu? Cách khắc phục hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng là hiện tượng không hiếm gặp. Thông thường, tình trạng này xảy ra do những bệnh lý da liễu phổ biến như rôm sảy, dị...